adidas và Nike – đâu là nguyên do cho sự yếu thế của thương hiệu Đức?

2020 không phải là một năm đại thắng của adidas, chắc chắn là như vậy. Ngay cả những fan trung thành và lạc quan nhất của gã khổng lồ người Đức cũng phải công nhận điều này. Kình địch của adidas trong mảng footwear, Nike – đã và đang làm tốt hơn adidas, ít nhất là về mặt truyền thông và khiến thị trường thích thú về những sản phẩm họ mới ra.

Trong bài viết này sẽ không đề cập tới các số liệu thống kê về doanh thu, lợi nhuận cũng như giá cổ phiếu. Khách quan mà nói rằng, giá cổ phiếu của adidas cao hơn gần gấp 3 lần của Nike xét theo lần tìm kiếm mới nhất trên Google. Chúng ta sẽ nói về thứ khác, thứ mà Nike có mà adidas đang bị thiếu trầm trọng. Cùng Authentic Shoes cập nhật ngay nha!

Đó là “Công nghệ” và “Thiết kế”.

Đã bao lâu rồi các bạn chưa được nghe câu “No Air Needed” trong thời kì hoàng kim của Boost – công nghệ đã đưa adidas lên đỉnh vinh quang và vượt mặt cả Nike trong giai đoạn 2016 – 2017. Cùng thời điểm, adidas sở hữu trong tay một gã vua Midas với bàn tay vàng chạm đâu là heat tới đó. Gã tên là Kanye West, với mọi sự bực tức khi là đứa con cưng của Nike – Kanye đầu quân cho adidas với phát ngôn chắc chắc không phải là đùa : “Yeezy for everyone”/ “Yeezy cho tất cả mọi người” (Và điều đó đã được chứng thực). Cùng với xu hướng streetwear bùng phát, từ những con chiên ngoan đạo của Yeezus đến cả một thế hệ gen Z – người người Boost, nhà nhà Boost. Trên phần thắng trong tay, adidas xông lên với các phiên bản sử dụng công nghệ này như NMD, Human Race by Pharrell William và tất nhiên, kết quả ban đầu cực kì khả quan. Người Đức hả hê trước chiến thắng lấn mặt trước Nike.

Tuy nhiên, cũng xin phải nhắc lại. Boost không phải là một công nghệ được R&D (Research and Development) của adidas sáng tạo ra mà phải mua lại từ một công ty hóa học tên là Badische Anilin & Soda – Fabrik (BASF). Nhà adidas đã vượt mặt PUMA để trở thành thương hiệu sở hữu độc quyền Boost và ứng dụng trên các sản phẩm của họ. Trận tranh giành này cũng khá nổi và Dosiin sẽ nói về nó sau.

Vậy điều này chứng tỏ điều gì?

Việc dựa vào một công nghệ được mua lại và thắng lớn trên đó làm adidas quá ỷ y vào Boost technology. Gã khổng lồ người Đức chỉ quan tâm tới việc làm thế nào để có thể sử dụng Boost trên toàn bộ sản phẩm mà adidas đang có (ngay cả với Stan smithadidas superstars – 2 dòng iconic và ổn định nhất của nhà das). Adidas thực sự không có một công nghệ độc đáo của riêng mình để cạnh tranh trực tiếp với Nike – một hãng với sở trường là “Performance and Technology”.

Vết hổng lớn đó đã ngày càng rõ ràng lộ rõ ra khi suốt từ 2018 đến nay, adidas tiếp tục dậm chân tại chỗ với công nghệ boost của mình. Các phiên bản 1.0, 2.0, 3.0 rồi 4.0 chỉ càng chứng minh được 1 điều nhà das đang bị “mông lung” và cố vắt kiệt con bò sữa tên Boost mà thôi. Song song tại thời điểm, adidas cũng cố gắng đưa công nghệ in 4D (4D printing) lên các đôi giày của mình. Nhưng đó không phải là một thứ gì quá mới mẻ và mang tính đột biến cao. Nike bên cạnh đưa các mẫu thiết kế mới cho các dòng giày iconic như Air Force 1, hồi sinh lại Dunk và Dunk SB bằng “thả thính” thị trường bằng các collabs với các biểu tượng hiện tại của văn hóa đại chúng. Thì Nike cũng công bố các dòng công nghệ mới như Nike React Technology, ZoomX foam và VaporWeave. Mới gần đây thì collection ISPA thực sự đã cho thấy cái nhìn đầy tương lai và tham vọng của Nike.

Hổng lớn trong “Công nghệ” sẽ dẫn tới về mặt “Thiết kế”.

Phải nói rõ rằng adidas chuộng về “Lifestyle” trong khi Nike mạnh về “Performance”. Nhưng khái niệm “Performance” cũng có thể dễ dàng trở thành “Lifestyle” khi mà phong cách “Athleisure” dần khẳng định vị thế trong thế hệ Y và đầu thế hệ Z. Nôm na rằng, một đôi giày nghiêng về hiệu năng sử dụng vẫn có thể áp dụng cho các mục đích đời sống bình thường chứ một đôi thuần lifestyle chưa chắc đã có hiệu năng đó.

Trong suốt 2020, các bản hợp đồng với những nhà thiết kế, nhà sáng tạo mới của adidas thực sự không mang quá nhiều ấn tượng và mong đợi của thị trường. Pharrell William vẫn ra các bản Human Race đầy màu sắc, Jonah Hill với chiến dịch “Change is a team sport” với sự góp mặt của đầy đủ các Influencer khét tiếng (Trong đó có BlackPink) nhưng chung quy vẫn quay quanh các bản retro của adidas. Có chăng thì Kanye West bên cạnh các phiên bản Yeezy ra đều đều của mình, vẫn có những điểm nhấn cho nhà das trong năm nay.

Chưa kể adidas còn thu về 02 người cũ của Nike, đó là Sean Wotherspoon và gần đây nhất là Jerry Lorenzo. Thực thà mà nói, về tính sáng tạo – 2 người này không có gì quá chấm phá nhưng lại hợp với “Đường lối” mà adidas đã vạch ra.

Người Đức vốn bảo thủ và họ sẽ làm tốt những gì họ đang có sẵn trong tay. Nhưng đồng thời cũng là cái kiềm chân rất lớn với sự nổi bật của thương hiệu trong thị trường đang dần trẻ hóa bởi GenZ như này. Các Creative Director của adidas hầu hết là các phương án an toàn hoặc đã có tuổi, độ nhiệt huyết ra cái mới không còn cao (Điển hình là Raf Simons và Yohji Yamamoto) – tầm ảnh hưởng của họ với thế hệ mới cũng không còn quá lớn.

Dưới trướng Nike toàn những con “quái vật” trẻ và năng động hơn rất nhiều. Dù Nike là 1 “gã” vô cùng xấu tính trong việc kiểm soát sức sáng tạo và khả năng của nghệ sĩ (Kanye là 1 ví dụ điển hình), nhưng Nike lại mang được cho artist của họ những công nghệ tân thời nhất. Và để từ đó, mọi ý tưởng điên rồ hay phá cách của người sáng tạo – Nike hoàn toàn có thể đáp ứng được. Matthew Williams (Alyx) , Chitose Abe (Sacai), Yooh Ahn (Ambush).. là thế hệ fashion designer kế cận và họ có thừa độ “quái” để thổi hồn cho những thiết kế của Nike. Và quay lại, độ thiết kế đó lại tạo ra độ “hot”, độ “Sôi động” của thị trường – khiến người ta tò mò, mua và sưu tầm. Còn adidas ư? Còn phải xem lại.

Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo: Nike Kyrie 6 và những điều chưa kể về signature thứ 6 của Kyrie Irving