#Blacklivesmatter và những sự thật trần trụi về phân biệt chủng tộc đằng sau các ông lớn trong ngành thời trang

Khi phong trào và những cuộc biểu tình #Blacklivesmatter ngày càng nổ ra mạnh mẽ và lan rộng hơn, đó cũng là lúc “trận chiến” social nhằm hạ màn những câu chuyện phân biệt chủng tộc bên trong ngành thời trang dần được lộ ra.

Nói đến phân biệt chủng tộc, từ cách đây vài năm 2 ông lớn NikeDolce&Gabbana đã vấp phải những tranh luận dữ dội từ người yêu thời trang nói chung và cộng đồng mạng quan tâm vấn đề này nói riêng. Một bên là ủng hộ chống kỳ thị chủng tộc, còn một bên đã không ngại tuyên chiến để chứng minh…việc đó là hoàn toàn bình thường và thương hiệu này chẳng cần lượng khách đang lên án ông từ thị trường châu Á.

Nike với sự ủng hộ người da màu:

Cụ thể hơn, vào năm ngoái, Nike đã mạnh dạn chọn Colin Kaepernic cựu vận động viên bóng bầu dục nổi tiếng thuộc Liên đoàn bóng bầu dục quốc gia Mỹ NFL làm gương mặt đại diện cho dịp kỷ niệm 30 năm slogan huyền thoại “Just do it”. Và việc này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của dân Mỹ, trong đó có cả tổng thống Trump vì họ cho rằng hành động lan toả thông điệp ủng hộ này chính là chống đối chính quyền. Nói rõ hơn về Colin Kaepernic – người bị cấm thi đấu từ năm 2017 vì không đứng dậy hát quốc ca trước trận tranh Siêu cúp Bóng bầu dục Mỹ lần thứ 50 và điều đó là cách anh chống lại việc cộng đồng người da màu bị phân biệt đối xử.

blacklivesmatter-va-nhung-su-that-tran-trui-ve-phan-biet-chung-toc-dang-sau-cac-ong-lon-trong-nganh-thoi-trang

Vậy nên dẫu rằng chiến dịch của Nike đã bị người Mỹ trắng tẩy chay kịch liệt qua các hình ảnh bài xích trên mạng xã hội thì doanh thu của hãng vẫn tăng lên chạm ngưỡng 31% nhờ sự ủng hộ của những người da màu. Ở phí đối nghịch, Dolce&Gabbana bị tẩy chay mạnh mẽ vì…phân biệt chủng tộc đến người châu Á.

Câu chuyện của Dolce&Gabbana thì sao?

Dù không liên quan trực tiếp đến #Blacklivesmatter nhưng những hình ảnh người mẫu của Dolce&Gabbana đã dùng đũa ăn gà rán cùng gương mặt cười phớ lớ chưa bao giờ “nhạt nhoà” đi trong ký ức của cộng đồng mạng lẫn những người yêu thời trang. Những sản phẩm của hãng bị phá huỷ, các cửa hàng buộc đóng cửa, show diễn bị huỷ và những hình ảnh bài xích Dolce&Gabbana vẫn tràn ngập các trang mạng xã hội đã phần nào khẳng định đế chế Dolce&Gabbana hoàn toàn suy yếu thời điểm đó bởi phân biệt chủng tộc và sự kiêu ngạo.

blacklivesmatter-va-nhung-su-that-tran-trui-ve-phan-biet-chung-toc-dang-sau-cac-ong-lon-trong-nganh-thoi-trang

Hơn hết, câu chuyện của Dolce&Gabbana như 1 hồi chuông cảnh tỉnh rằng ngành thời trang lộng lẫy, xa hoa và rực rỡ là thế vẫn luồn tồn tại những ý niệm phân biệt chủng tộc dẫu nhỏ lẻ từ trong chính cái tâm của những nghệ nhân, nhân viên làm việc tại các thương hiệu lớn. Vậy nên không quá khó hiểu khi #Blacklivesmatter ngày càng mạnh mẽ và lan rộng cũng là lúc người ta hạ chiếc màn đẹp đẽ đó để thấy rằng phân biệt chủng tộc đang diễn ra chỉ là chúng ta không thấy.

Adidas “chết trân” giữa những cuộc biểu tình:

Có lẽ đây là “cú twist” mà chính Adidas cũng không ngờ nhất trước sự kiện #Blacklivesmatter bởi ông lớn này đã “cười cho qua” trước những chuyện nội bộ mà không nghĩ có ngày bị…phát giác. Trên mạng xã hội và trên đường phố, thương hiệu này liên tục bị cộng đồng người da màu phản đối mà nguyên nhân chính là nhân viên tại đây đã tiết lộ môi trường làm việc chứa đựng nhiều hành động phân biệt đối xử.

blacklivesmatter-va-nhung-su-that-tran-trui-ve-phan-biet-chung-toc-dang-sau-cac-ong-lon-trong-nganh-thoi-trang

Cụ thể hơn, trợ lý thiết kế Julia Bond đã mở lời kêu gọi của mình thông qua trang cá nhân kèm hình ảnh công khai bức thư mình đã viết cho lãnh đạo Adidas để phản hồi về việc ông lớn này đang thiếu các hành động chống lại môi trường làm việc phân biệt chủng tộc đã diễn ra thường xuyên. Điều đó sẽ chỉ phẫn nộ 10 nhưng các nhân viên và cả những người da màu vốn từng thích Adidas đã phẫn nộ 100 khi Adidas tiếp tục “ngó lơ” hành vi phân biệt đối xử với nhân viên da màu trong công ty cho đến tận thời điểm này.

blacklivesmatter-va-nhung-su-that-tran-trui-ve-phan-biet-chung-toc-dang-sau-cac-ong-lon-trong-nganh-thoi-trang

Rất nhiều người đã xuống đường biểu tình, mang những đôi giày Adidas che đi phần logo trước trụ sở Adidas Bắc Mỹ cũng như lan toả thông tin và hình ảnh biểu tình trên khắp các trang mạng xã hội. Có thể nói, đây là “cú đánh” đau điếng cho Adidas mà chưa biết liệu có vực dậy trong năm nay được hay không, cũng như cái “liếc xéo” cho những thương hiệu đang cố tình che giấu như Adidas.

Và chuyện gì đến cũng đến…cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra:

Céline

Cách đây không lâu, thương hiệu nổi tiếng nước Pháp Céline đã đăng tải dòng trạng thái: “Céline luôn chống đối lại những hành động phân biệt đối xử, áp bức và phân biệt chủng tộc. Thế giới sẽ không có ngày mai nếu không có sự bình đẳng cho tất cả mọi người.” Xét trên phương diện là thương hiệu thời trang có sức ảnh hưởng, việc Céline lên tiếng ủng hộ #Blacklivesmatter là chuyện hết sức bình thường cho đến khi stylist Jason Bolden để lại bình luận bên dưới bài đăng của Céline nhằm tố cáo thực trạng bên trong thương hiệu này.

blacklivesmatter-va-nhung-su-that-tran-trui-ve-phan-biet-chung-toc-dang-sau-cac-ong-lon-trong-nganh-thoi-trang

Cụ thể, bình luận của Jason Bolden như sau: “Hey khoan, chờ đã Céline, bạn đâu hề hợp tác với các celeb người da đen trừ khi stylish của họ là người da trắng.” Để hiểu hơn một chút, Jason Bolden là stylish cho những celeb người da đen nổi tiếng tại Hollywood như Cynthia Erivo, Taraji P Henson, Janet Mock, Yara Shahidi,…nên anh cũng có sức ảnh hưởng đến cộng đồng người da màu.

Từ trước đó, Giám đốc sáng tạo của Céline – Hedi Sliman và người chịu trách nhiệm truyền thông – Phoebe Philo’s đã “nổi tiếng” với những định kiến về phân biệt chủng tộc trong giới. Vậy nên số lượng thống kê người mẫu da đen xuất hiện trên các sàn runway của Céline luôn ở mức rất thấp. Và tất nhiên, thông tin này đã tạo nên làn sóng tranh cãi dữ dội trên các trang mạng xã hội.

Zimmermann

Đây là một trong những thương hiệu thời trang nổi tiếng xuất phát từ Úc, theo đuổi phong cách Boho và đang “chịu trận” trước rất nhiều chỉ trích của nhân viên cũ lẫn những người yêu thời trang. Họ gọi Zimmermann’s là Boho Karens – cụm từ ám chỉ những kẻ mỹ trắng thích coi mình là người trịch hượng. Theo đó, khi Zimmermann’s chia sẻ bài post về việc ủng hộ người da đen cũng như #Blacklivesmtatter thì sau đó đã có rất nhiều nhân viên từng làm việc tại đây lên tiếng tố cáo công ty này có hành động phân biệt chủng tộc.

blacklivesmatter-va-nhung-su-that-tran-trui-ve-phan-biet-chung-toc-dang-sau-cac-ong-lon-trong-nganh-thoi-trang

Theo đó, họ đưa ra các quy chuẩn về những kiểu tóc tai, make up mà các nhân viên được hay không được thực hiện kèm theo hình ảnh minh hoạ hầu hết là người da trắng, mà không hề có sự xuất hiện của người da đen. Sau một thời gian, công ty liên tục nhận những phản ánh khác nhau về việc thiếu sự đa sắc tộc nên họ đã thay đổi hình ảnh minh hoạ bằng cách thêm ảnh của người châu Á và vẫn không hề đá động đến người da đen.

blacklivesmatter-va-nhung-su-that-tran-trui-ve-phan-biet-chung-toc-dang-sau-cac-ong-lon-trong-nganh-thoi-trang

Đặc biệt, quy định về kiểu tóc được cho phép của hãng hầu hết đều liên quan đến người da trắng như tóc dài, xoăn lọn, tóc mềm mượt,… và những kiểu tóc bị cấm đoán là xoăn xù đặc trưng của người da đen, tóc búi cao, cột cao, tết tóc,… Vậy nên thật khó để 1 người da đen có thể làm việc ở đây mà vẫn thể hiện những nét văn hoá đặc trưng trong suốt từ lúc thành lập công ty đến năm 2019. Mãi cho đến tháng 2 cùng năm, Zimmermann’s vấp phải luật nhân quyền rằng việc quy định tóc tai vẫn được tính là kỳ thị thì họ mới thay đổi. Lúc này nhân viên đã được để tóc tự nhiên nhưng vẫn bị cấm tóc búi cao, cột cao, tết tóc,…

Reformation

Có vẻ đã đến lúc hãng thời trang Reformation’s phải trả giá cho những gì mình đã làm. Là thương hiệu xuất phát ở Los Angeles được rất nhiều các cô nàng cá tính yêu thích nhưng gần đây hãng đã bị nhân viên cũ phơi bày việc công ty có văn hoá làm việc kỳ thị chung tộc. Vào tầm 1 tuần trước đây, Reformation’s đã post bài viết ủng hộ #Blacklivesmatter cùng với link để quyên góp như bao nhãn hàng khác đã làm và tiến thêm 1 bước xa hơn khi đã liên hệ trở lại với nhân viên cũ người da đen – Elle Santiago cũng là người đã phơi bày sự thật của họ.

blacklivesmatter-va-nhung-su-that-tran-trui-ve-phan-biet-chung-toc-dang-sau-cac-ong-lon-trong-nganh-thoi-trang

Với những gì đã xảy ra, Elle Santiago hoàn toàn không chấp thuận cuộc gặp mặt này, thay vào đó cô đã đăng tải những vấn đề đang còn ẩn náu bên trong Reformation’s trên mạng xã hội. Cụ thể hơn, founder của thương hiệu – Yael Aflalo bị nói là đánh giá và làm ngơ Elle Santiago cũng như khước từ những cơ hội phát triển của cô ấy, dẫu rằng phần việc mà cô ấy đảm nhận tương tự như vị trí quản lý cửa hàng hoặc có khi nhiều hơn thế. Nhưng bất công thay, cô ấy vẫn luôn bị từ chối khi đề xuất chính mình cho vị trí đó. Thậm chí cô ấy còn phải training cho một nhân viên da trắng lên làm quản lý cửa hàng và chứng kiến nhân viên da trắng khác từng tạo scandal ảnh hưởng đến công ty lên làm…quản lý khu vực.

blacklivesmatter-va-nhung-su-that-tran-trui-ve-phan-biet-chung-toc-dang-sau-cac-ong-lon-trong-nganh-thoi-trang

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, Yael Aflalo đã từng phát ngôn “Chúng tôi chưa sẵn sàng cho chuyện đó” khi được đề cập đến việc tuyển chọn người mẫu da đen. Hơn hết, các nhân viên ở đây cũng nói rằng môi trường làm việc ở Reformation’s không thật sự tốt để phát triển sự nghiệp yêu thời trang tại đất LA xa hoa này.

Salvatore Ferragamo

Thương hiệu nức tiếng một thời đến Ý đã bị lột trần ngay lập tức sau khi đăng tải việc ủng hộ chiến dịch #Blacklivesmatter trên các trang social của mình. Người lên tiếng đối chất với thương hiệu này không ai khác ngoài Tommy Dorfman với những thông tin “nghe là choáng” mang tính miệt thị đến những người da đen, cộng đồng LGBT và cả những người kém may mắn về hình thể. Anh nói mình đã rất hối hận khi hợp tác với Salvatore Ferragamo vì đã chứng kiến những câu nói đầy tính “ghê tởm” đó.

blacklivesmatter-va-nhung-su-that-tran-trui-ve-phan-biet-chung-toc-dang-sau-cac-ong-lon-trong-nganh-thoi-trang

Tommy Dorfman đã nhắc nhở, cảnh báo những phát ngôn từ các nhân viên làm việc xung quanh anh nhưng chẳng có vẻ gì giống như họ sẽ thay đổi và thật sự muốn thay đổi. Thậm chí, đã từng có nhân viên hỏi rằng: “Liệu có thể photoshop người mẫu da đen trở thành da trắng được hay không?” – câu hỏi hoàn toàn gây sốc bất kỳ ai nghe được. Bên cạnh đó, Tommy Dorfman cũng đề cập đến khá nhiều về việc chúng ta hãy lên tiếng khi nhìn thấy bất kỳ câu chuyện nào liên quan đến phân biệt chủng tộc, giới tính, ngoại hình,… dù là trực tiếp hay gián tiếp. Và hãy tố cáo ngay cả chính bản thân mình nếu mình đã từng làm việc đó.

blacklivesmatter-va-nhung-su-that-tran-trui-ve-phan-biet-chung-toc-dang-sau-cac-ong-lon-trong-nganh-thoi-trang

Có lẽ những câu chuyện này chỉ là số ít đang “khơi mào” cho chuỗi những câu chuyện về phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử trong tất cả các ngành và lĩnh vực, không riêng gì thời trang. Thực tế thì luôn xấu xí, rằng phân biệt chủng tộc tồn tại ở khắp mọi nơi và chẳng may những con người không được tốt đẹp đó lại đang hoạt động dưới trướng của những thương hiệu lâu đời hay nổi tiếng trên thế giới mà thôi. Với những gì công tâm nhất, chiếc tên thương hiệu không hề có lỗi mà những người làm việc cho những chiếc tên đó mới thật sự cần gửi lời xin lỗi đến thế giới.

Hãy theo dõi Authentic Shoes để luôn được cập nhật những thông tin mới nhất về thời trang nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở Blog gần nhất!