COVID và ảnh hưởng sâu tới streetwear Việt Nam như thế nào ?

2020 quả là một năm đặc biệt – không chỉ tác động mạnh tới sức khỏe của con người mà còn gây hố sâu khá lớn trong nền kinh tế và quan trọng là thay đổi tập tính khách hàng khá nhiều. Vậy – hôm nay, chúng ta sẽ thử đứng vai trò là 01 “founder local brand” để xem rằng “Khó khăn thực tại của streetwear Việt Nam thời Covid” nhé.

COVID và ảnh hưởng sâu tới streetwear Việt Nam như thế nào ?

Đầu tiên là quy trình Sản Xuất

Quy trình sản xuất từ các local brand nhỏ lẻ cho tới tầm trung ở Việt Nam thời dịch gặp khá nhiều trắc trở. Trong giai đoạn 1 2020 của Covid với sự bùng phát đầu tiên của dịch – các xưởng và đội ngũ thợ lành nghề đã phải gián đoạn để thực hiện chính sách giãn cách và bảo vệ bản thân. Do đó, thời gian sản xuất dự tính đã bị lùi lại và không đảm bảo được tiến độ rất nhiều. Bên cạnh đó, nguồn vải nhập từ Trung Quốc hay vải dệt nhập từ các nguồn nội địa cũng khó thông quan khi cửa khẩu đang rà soát kĩ lượng người qua lại tại biên giới đường bộ và đường thủy.

COVID và ảnh hưởng sâu tới streetwear Việt Nam như thế nào ?

Chà – vậy có điều gì không đúng?

Thời trang – chữ thời ở đây là thời điểm, thời gian. Thời trang được chúng ta tung hô tại lúc này là vì nó tạo ra xu hướng, tạo ra trend. Nhưng xu hướng hay kiểu cách mà thị trường theo đuổi, nó phụ thuộc vào các hãng thời trang lớn đang giáo dục và điều khiển khách hàng ra sao. Để tạo ra 1 xu hướng và nuôi nó, quy trình này đòi hỏi nghiên cứu về tập tính khách hàng, xu hướng thông tin và văn hóa đại chúng trong thời gian sắp tới. Khi đã hoàn thành thì phải tốn trung bình 3-6 tháng cho việc sản xuất.

COVID và ảnh hưởng sâu tới streetwear Việt Nam như thế nào ?

Nhưng – xu hướng hiện tại không phải là cố định. Có thể tháng này người ta thích màu tím, tháng sau người ta thích màu pastel. Thay đổi liên tục, việc Covid ảnh hưởng đến quá trình sản xuất khiến các dự tính về việc bám sát xu hướng của các local brands Việt Nam đổ bể khá nhiều. Đơn giản là chỉ cần trễ hàng từ 1-2 tuần là xu hướng đó có thể đã lỗi thời và không hấp dẫn khách hàng nữa – đặc biệt là với giới trẻ Việt Nam, thị hiếu chạy theo số đông khá là nhiều. Lỗi thời có nghĩa là mức độ bán hàng không cao – doanh thu giảm.

COVID và ảnh hưởng sâu tới streetwear Việt Nam như thế nào ?

Làm local brand không chỉ đơn giản là in graphic lên cái tee, lên pinterest kiếm vài ba mẫu design rồi làm logo, post vài ba tấm hình lên Facebook/IG là thành một thương hiệu. Phải có tính toán về xu hướng, quy trình sản xuất và giá cả nữa. Nếu thương hiệu nào không có 1 DNA/ 1 điểm cạnh tranh rõ ràng và khác biệt, thì ảnh hưởng này càng sâu và mạnh hơn nữa. Chi phí về sản xuất, về mặt bằng, về nguyên liệu – sẽ là gánh nặng không hề nhỏ, đối với các founder local brands.

COVID và ảnh hưởng sâu tới streetwear Việt Nam như thế nào ?

Vậy – phương án “lướt sóng” và “hớt váng sữa” nhanh sẽ là tập trung vào những items, những đồ basics – những sản phẩm dễ sản xuất trong thời gian ngắn để đáp ứng và giải quyết phần nào đó ảnh hưởng này. Nếu các bạn theo dõi local brands và streetwear Việt Nam thì sẽ nhận ra được điều này.

Điểm thứ hai là Tập tính khách hàng

Theo chính sách giãn cách của xã hội và ảnh hưởng đến từ gia đình (Đối với các khách hàng trẻ) , tập tính mua sắm của khách hàng cũng phần nào bị giảm bớt khá nhiều do dịch. Các trung tâm mua sắm, những khu phức hợp là những chỗ đông người – cũng bị ảnh hưởng. Thu nhập trên đầu người cũng bị giảm bớt khiến hành vi mua sắm trở nên dè xẻn và tiết kiệm hơn rất nhiều.

COVID và ảnh hưởng sâu tới streetwear Việt Nam như thế nào ?

Giới trẻ, mua đồ từ local brands vì mục đích gì? Tất nhiên là mặc, là đẹp – là hợp xu hướng (Theo một cách Việt nam đi) khi ra ngoài đường, đi du lịch và các sự kiện đặc biệt. Dịch bùng nổ khiến các địa điểm du lịch bị hạn chế, đặc biệt với dân Sài Gòn là Đà Lạt. Ngoài đường cũng giảm tới khoảng 30 người cũng khiến nhiều bạn trẻ suy nghĩ về việc ở nhà. Mà ở nhà cần gì mặc đẹp -> Nhu cầu mua sắm không quá cao -> Ảnh hưởng tới local brands.

COVID và ảnh hưởng sâu tới streetwear Việt Nam như thế nào ?

Các sự kiện thường niên như Impact Con, SoleEx cũng vì dịch mà phải chờ tình hình diễn biến và theo chỉ đạo của Bộ VHTT. Những sự kiện đó mỗi lần là cơ hội để các bạn trẻ phô diễn thời trang của mình cũng như tụ họp, đồng thời là một điểm bùng nổ cho các local brands với các bản exclusive collection, collab nhằm branding và tăng doanh thu. Cô Vi đã khiến điều này chỉ nằm trên list chờ đợi mà thôi.

“Dạy hư khách hàng”

Cũng dễ dàng thông cảm với các founder brands hay các trung tâm mua sắm. Để kích cầu mua sắm và thu hút mọi người chi tiền – các chương trình khuyến mãi, giảm sâu liên tục được nổ ra (Không chỉ trong streetwear mà đa phần ngành nghề nào cũng vậy). Sức ép về mặt bằng, chi phí sản xuất khiến các founders phải tìm bài toán xoay dòng tiền một cách nhanh và hợp lí nhất. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra 1 con dao hai lưỡi khi “Dạy hư khách hàng” , chờ giảm giá mới mua hay suy nghĩ “Mùa dịch mà, thể nào chả sales”. Dịch diễn ra chưa có hồi kết và với xu hướng như thế này sẽ dần dà tạo thành thói quen khó bỏ cho người tiêu dùng, một điều cấm kị với một thương hiệu với giá trị hình ảnh và brands.

COVID và ảnh hưởng sâu tới streetwear Việt Nam như thế nào ?

COVID và ảnh hưởng sâu tới streetwear Việt Nam như thế nào ?

Quay trở lại câu chuyện, có hại nhưng cũng có lợi. Covid lại là môt cơ hội để tái thiết lập lại trật tự thị trường và khiến khách tiêu dùng suy nghĩ nhiều hơn về hành vi chi tiền của mình một cách cẩn thận và thông minh hơn. Đây là đất diễn của những local brands có DNA riêng biệt và cá tính riêng mạnh mẽ, đồng hành cùng những sản phẩm vật lí và hình ảnh trên social network.

– Trí Minh Lê –