Sneaker là gì? Giày chỉ để mang hay còn là đam mê?

Khoảng trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, mọi người không còn coi “sneakers” chỉ đơn thuần là một đôi giày mang vào chân nữa. Mà cùng với đó còn là tình yêu, là đam mê một cách nhiệt huyết. Chính những tình yêu, và đam mê đó đã tạo lên một nền văn hoá “sneakerhead” dành cho những người thật sự hiểu và đam mê.

Khi nói đến sneakers, không thể không nhắc đến bước ngoặt quan trọng năm 1917. Đôi giày có tên: Converse-all stars là đôi giày đầu tiên được thiết kế dành cho dân bóng rổ. Cùng ít lâu sau đó, giày thể thao đã được mọi người sử dụng rộng rãi và phổ biến. Song với đó có rất nhiều hãng giày nổi lên như Adidas, Puma, Reebok… và đạt được những thành công không hề nhỏ. Mặc dù, Run DMC đã cho ra bài “My Adidas” và đưa thương hiệu này trở thành top đầu, nhưng có một thương hiệu được các cầu thủ bóng rổ nổi tiếng tin tưởng đó là Nike. Nikes là một thương hiệu luôn bắt kịp xu hướng, và luôn tạo ra những sản phẩm mang nét riêng của họ. Và Nike luôn là một phần trong các giải đấu bóng rổ mang tầm quốc gia hay thế giới.

Nếu như Michael Jackson được mệnh danh là “ông hoàng nhạc pop” thì Michael Jordan cũng được xem là “ông hoàng” trong giới snaekers. Năm 1984, Nike đã “ưu ái” thiết kế riêng cho Michael Jordan một đôi “Air Jordan I” để anh có thể mang nó khi tham gia vào mùa giải NBA. Và cũng nhờ đây, Air Jordan I đã tạo nên một thành công không hề nhỏ trong thương hiệu của Nike.
Tuy gắn liền với bộ môn bóng rổ, nhưng Air Jordan 1 là đôi giày đầu tiên khiến mọi người muốn sở hữu ngoài sân, với niềm thích thú vượt xa một đôi giày thể thao bình thường. Đây cũng là một trong những đôi giày khởi nguồn cho “văn hoá sneakers” và phát triển cộng đồng “sneakerheads”.

 

Năm 1985, Air Jordan 1 chính thức được sản xuất và trở thành sản phẩm thương mại với mức giá retail là 64,94$, được biết đến là đôi giày bóng rổ đắt nhất từ trước đó tính đến năm 1985. Ban đầu, Nike ước tính hãng sẽ bán ra 100,000 đôi giày trong năm đầu tiên và đạt doanh thu 6.495.000$ Mỹ từ dòng giày này. 
Nhưng thực chất, chỉ trong tháng đầu tiên ra mắt, dòng Air Jordan 1 mang về tổng doanh số 29 triệu đô-la Mỹ. Tương đương 450,000 đôi giày được bán ra!

“Chúng tôi chưa bao giờ thấy một đôi giày nào có sức tiêu thụ như thế này. Thật là một hiện tượng”, trích bài phỏng vấn của Chris Van Dyke, giám đốc truyền thông của Nike vào năm 1985, với tờ Los Angeles Times.
Jordan là một đôi giày sneaker mà mọi người đã chịu đứng xếp hàng dài vài giờ đồng hồ chỉ để mua được “Air Jordan 1” chỉ để lo sợ rằng ai đó “cướp” mất đôi giày thể thao yêu thích của mình. Đây cũng là một trong những lý do khiến các trường học đặt ra quy định về đồng phục và trang phục là để giảm bớt các cuộc tranh giành giày thể thao như Jordan.

Trong bốn thập kỷ qua, Jordan vẫn tiếp tục sản xuất và phát triển mạnh mẽ. Những “sneakerheads” vẫn sẽ tiếp tục chịu chơi ngay cả khi có phải “bán quả thận trái” của họ để mua những đôi giày của Jordan. Song với đó Jordan cũng có một đối thủ cạnh tranh nặng ký đó là Yeezy thương hiệu của rapper Kanye West thuộc Adidas. Mỗi đôi Yeezy bán ra có giá giao động từ 200$ đến 2000$. Gấp đến 5 lần so với Jordan ! Tất cả chỉ vì nó liên quan đến Kanye West chứ không có câu chuyện lịch sử nào xoay quanh Yeezy. 

Sneakers là đam mê và họ vui khi được sống chung với đam mê ấy. Đam mê ấy không chỉ đơn giản là mua thật nhiều giày hay phải sở hữu những thiết kế độc đáo nhất, mới nhất mà còn là cả quá trình tích luỹ kiến thức về sneakers cho riêng mình. Khi nói đến sneakers họ không thiên vị một thương hiệu nào. Họ không chỉ bàn tán về sneakers trên mạng xã hội mà các “sneakerheads” còn có thể nói về sneakers ở bất kì nơi đâu. Khi nhắc đến sneakers họ luôn cho thấy sự nhiệt huyết và đam mê trong mỗi lời nói.