Lịch sử Gucci – biểu tượng trăm năm của nước Ý

Khi nhắc đến nước Pháp chúng ta thương nghĩ đến những quý bà sang trọng mang những chiếc túi xách của Hermès, những quý cô sang chảnh mang những bộ cánh của Louis Vuitton và phảng phất trong làn không khí trong lành của Paris một mùi hương đầy quyến rũ của những chai nước hoa đến từ nhà Chanel. Tại nước Ý, cái nôi của thời trang và nghệ thuật chúng ta cũng có những thương hiệu không hề kém cạnh như Prada, Dolce&Gabbana, Versace nhưng nổi bật nhất trong số những thương hiệu xa xỉ của xứ Mì ống chúng ta phải kể đến Gucci – một biểu tượng của làng thời trang Italy.

Khởi nguồn của một huyền thoại

Guccio Gucci sinh ra tại Florence, Tuscany vào ngày 26 tháng 3 năm 1881 trong một gia đình có truyền thống là nghề da tại Ý.Vào năm 18 tuổi Guccio bắt đầu ra ngoài xã hội để bươn chải và làm việc, công việc đầu tiên của ông làm làm phục vụ tại khách sạn Savoy nổi tiếng tại London, Anh Quốc.

Tại đây, chàng trai trẻ nhà Gucci nhìn thấy những vị khách thuộc tầng lớp thượng lưu luôn xách theo những chiếc vali quá khổ nhưng trông lại rất thiếu thẩm mĩ. Với đầu óc nhanh nhạy vốn có, ông liền nhận ra thời của mình đã tới. Với truyền thống làm nghề da của gia đình, Guccio nảy ra ý tưởng sẽ cung cấp những sản phẩm làm từ đồ da cao cấp của Ý cho các vị khách này.

Sau đó, anh trở về nhà để làm việc cho một công ty sản xuất đồ da của Ý có tên là Franzi

Những ngày đầu tiên

Năm 1921, Guccio thành lập cửa hàng Gucci đầu tiên trên đường Via della Vigna Nuova ở Florence, Ý.

Công việc kinh doanh bắt đầu như một cửa hàng gia đình nhỏ chủ yếu bán đồ da cao cấp và đồ du lịch. Tuy nhiên, khi thương hiệu Gucci nổi tiếng trên toàn thế giới với việc chế tác những món đồ làm bằng da cao cấp Ý, Guccio cũng đã phân nhánh sang sản xuất cả những thiết bị cưỡi ngựa. 

Những thành tựu đầu tiên

Sau 17 năm thành lập và kinh doanh phát đạt, Guccio đã quyết định mở thêm một chi nhánh nữa của cửa hàng tại thủ đô Rome của nước Ý. Ông cũng để các con trai của mình là Aldo, Vasco và Rodolfo thay mình điều hành và phát triển các cửa hàng của gia đình.

Những khó khăn đầu tiên

Trong những năm 1930, da bị thiếu hụt do lệnh cấm vận của Liên đoàn các quốc gia chống lại Ý. Gucci đã buộc phải khám phá các loại vải dệt sẵn có khác, dẫn đến việc tạo ra vải canvas có hoa văn kim cương lồng vào nhau mang tính biểu tượng của Gucci

Thành công nhờ sự sáng tạo không ngừng

Chiếc Bamboo bag mang tính biểu tượng cũng ra đời trong hoàn cảnh tương tự vào năm 1947; Các nghệ nhân của Gucci đã cố gắng tìm kiếm nguyên liệu vào cuối Thế chiến thứ hai và phát hiện ra rằng họ có thể sử dụng tre Nhật Bản để chế tạo ra những chiếc quai túi mới lạ. Được tạo ra bằng một phương pháp độc đáo và đã được cấp bằng sáng chế, những tay cầm bằng tre được đánh bóng này đã trở thành một dòng sản phẩm biểu tượng của thương hiệu.

Khi da và các chất liệu khác trở nên phong phú hơn, những người con trai của Gucci đã thử nghiệm với nhiều loại vải dệt hơn. Aldo Gucci đã tạo ra chiếc túi da heo đầu tiên mà sau này trở thành một mặt hàng chủ lực của thương hiệu và đến năm 1951, chi tiết sọc xanh lục-đỏ-xanh lục nổi tiếng trở nên phổ biến đối với khách hàng của họ.

Với sự thành công của công việc kinh doanh, Rodolfo Gucci đã có thể mở cửa hàng thứ ba trên Via Condotti, Milan, vào năm 1951, trước khi mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ nước Ý.

Vùng đất hứa – Hoa Kỳ

Trong cuộc đời của mình, Guccio luôn muốn duy trì hoạt động kinh doanh ở quê nhà. Tuy nhiên, hai tuần trước khi ông qua đời, ba người con trai lớn của ông đã mở chi nhánh cửa hàng đầu tiên ở New York, Mỹ. Mặc dù Guccio Gucci đã qua đời nhưng việc kinh doanh của nhà mốt nước Ý vẫn phát triển một cách mạnh mẽ, những sản phẩm và doanh thu của họ tăng trưởng theo cấp số nhân sau mỗi năm.

Thương hiệu yêu thích của những người nổi tiếng

Những người nổi tiếng như minh tinh Hollywood Elizabeth Taylor, nam tài tử Peter Sellers, Công nương Grace Kelly của Monaco và nhiều nhân vật nổi tiếng khác vào thời điểm đó thường xuyên diện cho mình những sản phẩm đến từ Gucci. Một sự thật thú vị là sau khi cánh nhà báo chụp được cảnh Đệ nhất Phu nhân của Hoa Kỳ khi đó là Jackie Kennedy mang bên mình một chiếc túi Gucci không rõ tên. Ngay lập tức chiếc túi đã tạo nên một cơn sốt trong giới thời trang và sau này nhà Gucci đã đặt tện chiếc túi theo tên của vị Phu nhân của Tổng thống là Jackie Bag.

Show diễn đầu tiên

Năm 1981, Gucci tổ chức buổi trình diễn thời trang đầu tiên của họ tại Sala Bianca, Palazzo Pitti ở Florence. Chủ đề của đường catwalk năm đó là hoa văn Flora cổ điển, không cần phải nói, nó đã thành công rực rỡ. Tuy nhiên,cùng thời điểm đó để khẳng định được vị trí là một ông lớn trong ngành thời trang, Gucci cũng đã phải cạnh tranh rất nhiều với các đối thủ khác của họ như Louis Vuitton hay Prada.

Tranh giành quyền lực

Vào thời điểm bất ổn nhất của đế chế thời trang này, những người cháu của Guccio đã trưởng thành và cũng đang làm việc cho công ty. Tuy nhiên, vào những năm 1980, gia đình nổi tiếng liên tục tranh giành quyền kiểm soát công ty. Cuối cùng, con trai của Rodolfo, Maurizio đã thành công trong việc thuyết phục mọi người và đã trở thành người thừa kế của Gucci.

Thay máu lực lượng

Với sự lãnh đạo không sáng suốt của mình Maurizio đã sớm đẩy Gucci đến bờ vực phá sản. Và vì vậy, vào năm 1989, Investcorp đã mua một nửa thương hiệu. Thay đổi lớn đầu tiên trong cuộc cải tổ của Gucci là Dawn Mello được chỉ định làm Giám đốc sáng tạo đầu tiên cùng với một đội ngũ hoàn toàn mới bao gồm Richard Lambertson làm Giám đốc thiết kế, Neil Barrett thiết kế quần áo nam và Tom Ford là nhà thiết kế bộ sưu tập quần áo may sẵn dành cho nữ. 

Tom Ford – người vực dậy Gucci từ đống tro tàn

Tom Ford đã vực dậy đế chế Gucci bằng những ý tưởng và thiết kế của mình và vào năm 1994 ông trở thành Giám đốc sáng tạo của thương hiệu. Năm sau, Maurizio Gucci bán nốt một nửa số cổ phần còn lại của mình cho Investcorp. Nhiều người đánh giá cao Tom Ford vì đóng góp của anh ấy cho sự lột xác của thương hiệu này. Khi anh ấy giới thiệu khái niệm hypersexualisation trong lĩnh vực thời trang.

Vào thời điểm này, khái niệm này chưa từng được nghe đến và chưa từng thấy trên bất kỳ đường băng thời trang nào khác. Bộ sưu tập váy áo sơ mi trắng cắt may của Tom được buộc chặt bằng thắt lưng tạo nên phong cách hiện đại, quyến rũ, và những thiết kế này đã trở thành kiểu dáng đặc trưng của Gucci những năm 90.

Gã khổng lồ Kering

Vào đầu những năm 2000, nhà thiết kế túi xách cũ của Fendi, Frida Giannini đã làm việc trong mảng sản xuất phụ kiện của Gucci, John Ray tham gia việc thiết kế trang phục cho nam giới và Alessandra Facchinetti chịu trách nhiệm thiết kế cho những bộ trang dành cho nữ. Trong suốt những thập kỉ 80 và 90, 2 tập đoàn LVMH và Kering đã mua lại hầu hết các thương hiệu xa xỉ và hiện nay Gucci vẫn thuộc quyền sở hữu của Kering.

Năm 2004, Tom Ford và Giám đốc điều hành Domenico De Sole rời công ty.

Đổi mới trong tư tưởng và thiết kế

Khi Giannini trở thành giám đốc sáng tạo của thương hiệu vào năm 2006, cô đã từ bỏ phong cách hypersexualisation của Tom Ford và biểu tượng GG để chuyển sang họa tiết Flora trẻ trung và các biểu tượng mới vào các thiết kế của mình, những thiết kế này cũng đã đạt được một số thành công nhất định trong làng thời trang thế giới.

Alessandro Michele – gã lập dị của Gucci

Khi Giannini rời công ty, Michele đã được bổ nhiệm làm Giám đốc sáng tạo của Gucci vào năm 2015, sau hơn 12 năm làm việc cho thương hiệu. Michele nhanh chóng thay máu bằng cách loại bỏ dây chuyền của Giannini và thiết kế lại bộ sưu tập quần áo nam hoàn toàn mới chỉ trong 5 ngày trước khi trưng bày trên sàn diễn Thu / Đông 2015. Một tháng sau, anh ra mắt bộ sưu tập quần áo nữ đầu tiên của mình trên đường băng Milan.

Marco Bizzarri cũng đã được đưa vào làm chủ tịch và giám đốc điều hành mới, sau khi Di Marco ra đi.

Gucci ngày nay

Chỉ trong 4 năm, Alessandro Michele đã biến đế chế Gucci trở thành thương hiệu số 1 của đất nước Italy. Michele đã làm cho sàn diễn thời trang cao cấp trở thành một nơi mới mẻ những chú ong, trái tim, nơ, trâm cài, hoa, và những mẫu quần áo, sneakers hiện đại. Tuy nhiên, Michele vẫn cố gắng giữ vững những đặc trưng và giá trị cốt lõi của Gucci trong khi chèo lái thương hiệu này ngày một phát triển.

Để cập nhật những thông tin mới nhất về thời trang, sneakers các bạn hãy tiếp tục theo dõi Authentic Shoes nhé!

Xem thêm:

Những chiếc túi đáng đầu tư nhất của Gucci

Gucci 100: Kỷ niệm 100 năm cùng đại tiệc thời trang và âm nhạc

Mục nhập này đã được đăng trong News và được gắn thẻ .