Lịch sử Balmain – Thời trang ra đời hậu thế chiến II

Được mệnh danh là “ông hoàng của thời trang Pháp” suốt thời kỳ Hậu Thế chiến II, Balmain là một trong những trụ cột không thể thiếu của kinh đô thời trang tráng lệ Paris. Những thiết kế của Balmain luôn giành được sự ưu ái của các minh tinh hàng đầu và giới thượng lưu trên khắp thế giới. 

Khác biệt với một số thương hiệu thời trang đã quay lưng với những giá trị truyền thống trong guồng quay vội vã của thời trang, hơn nửa thế kỷ qua, Balmain vẫn giữ vững phong cách di sản trong từng thiết kế. Một điểm thú vị của thương hiệu này chính là tên gọi Balmain được nhắc đến trong khá nhiều ca khúc từ bài Balmain Jeans của Kid Cudi đến nhạc phẩm Where Do You Go To? của Peter Sarstedt và cả bài Can’t Nobody của 2NE1. Bây giờ hãy cùng Authentic Shoes tìm hiểu và khám phá về thương hiệu Balmain  nhé !

Khai sinh nhà mốt Balmain

Vào năm 1946, nhà thiết kế Pierre Balmain sáng lập thương hiệu thời trang lấy tên ông tại Thủ đô Paris. Chính vào thời điểm này, khi hòa bình được lập lại, thời trang là công cụ hữu hiệu để vực dậy nền kinh tế khó khăn và là ánh sáng đầy hoa lệ đẩy lùi sự u ám hậu chiến tranh. Pierre Balmain sinh năm 1914 tại Saint Jean de Maurienne, một thị trấn nhỏ nằm ở vùng Savoie, nước Pháp. Ông là một thành viên trong nhóm những nhà thiết kế có tầm nhìn vượt trội, giúp dẫn dắt nền thời trang nước Pháp thăng hoa sau Thế chiến II. 

Sau khi theo học kiến trúc được một thời gian ngắn, Balmain bắt đầu sự nghiệp thời trang với chân trợ lý cho nhà couture người Pháp Lucien Lelong, cùng làm việc bên cạnh Christian Dior và Hubert de Givenchy, đều là những tên tuổi nổi danh sau này. Mùa thu năm 1945, Balmain rời khỏi nhà mốt của Lucien Lelong để thành lập thương hiệu riêng mang tên ông.

Phong cách thời trang haute couture thuở khai sinh

Balmain là nhà thiết kế tiên phong với phong cách “Jolie Madame” yêu kiều. Hãng sử dụng chất liệu vải thêu, chiết eo, váy xòe full skirt là chủ yếu.

Phong cách “Jolie Madame” mà Balmain tạo dựng nhanh chóng được các tầng lớp quý tộc Châu Âu và sao Hollywood ưa chuộng. Trong số những ngôi sao tìm đến Balmain để đặt hàng những chiếc đầm cocktail, dạ hội và áo cưới có Audrey Hepburn, Ava Gardner, Brigitte Bardot, Josephine Baker, Katharine Hepburn, Marlene Dietrich và Sophia Loren.

Mở rộng ra thị trường quốc tế

Trong thành công của quê hương, Balmen đang cố gắng nhận ra mình ở bên kia đại dương. Năm 1950, cửa hàng Balmain đầu tiên được mở tại New York – cửa hàng thời trang chuyên biệt đầu tiên thuộc loại này ở Mỹ. Đặc biệt thành công là ý tưởng của nhà thám hiểm mở đường đến thành công thông qua màn hình xanh – nhà thiết kế tích cực hợp tác với Hollywood, tạo ra trang phục cho các bộ phim đình đám và ăn mặc của các nữ diễn viên tầm cỡ – Bridget Bardot, Marlene Dietrich, Vivien Leigh, Carol Baker và những người khác.

Sự nổi tiếng điên cuồng và thành công thương mại của thương hiệu, mặc dù giá cắt cổ và tập trung nghiêm ngặt vào các đại diện của xã hội cao, Balmain theo đuổi trong gần hai thập kỷ. Chính người couturier này được giới quý tộc và hoàng gia, những người nổi tiếng thế giới và những người nổi tiếng ưa thích. Dần dần các bộ sưu tập được mở rộng: giày, phụ kiện tinh tế và sành điệu, một dòng nước hoa đã được thêm vào. Một trong những trợ lý của Pierre, là Karl Lagerfeld, người sau này trở nên nổi tiếng.

Nhưng, đến đầu những năm 70, thương hiệu bắt đầu không theo kịp sự thay đổi của xu hướng hiện tại trong thời trang và đảm nhận vị trí. Sự hào hoa và tự phụ của phong cách, chi phí trang trí thủ công cao không thua kém sự đơn giản bị gò bó của các đối thủ – trước hết là Cardin và Yves Saint Laurent. Trong nỗ lực duy trì vị trí của mình, Pierre Balmain và cánh tay phải của ông, Eric Mortensen, người trở thành người đứng đầu thương hiệu sau khi nhà sáng lập thương hiệu qua đời.

Hậu cái chết của Pierre Balmain

Sau khi Pierre Balmain mất năm 1982, con thuyền Balmain đã được lèo lái bởi những nhà thiết kế tài năng, biết cách cân bằng giữa truyền thống, nét đặc trưng của thương hiệu với nhu cầu hiện đại.

Những nhà thiết kế đó bao gồm Erik Mortensen, Herve Pierre, Laurent Mercier, Oscar de la Renta và Christophe Decarnin. Họ đã lấy cảm hứng từ màu sắc, vẻ mềm mại, thanh lịch trên tinh thần của “Jolie Madame” để duy trì nét mỹ miều đặc trưng của nhà mốt trong các thiết kế.

Trong số đó, có hai nhà thiết kế có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với truyền thông. Đó là Oscar de la Renta và Olivier Rousteing.

Thương hiệu bắt nhịp với hiện đại hóa nhờ Olivier Rousteing 

Năm 2011, Olivier Rousteing chính thức nhận chức Giám đốc sáng tạo của Balmain. Nhà thiết kế trẻ đã kết hợp nét hiện đại, tươi mới của thời đại anh với những di sản của các tiền bối đi trước để làm nên những bộ sưu tập edgy chic. Các thiết kế của anh được rất nhiều ngôi sao như Rihanna, Kim Kardashian, Rosie Huntington-Whiteley, Naomi Campbell… ưa chuộng.

Olivier tiếp tục phát huy kỹ thuật cắt may, thêu thủ công từ tay nghề của những người thợ làm đồ couture cổ điển vào các bộ sưu tập của anh. Đồng thời, anh vận dụng sức mạnh của tên tuổi Balmain, bắt tay cùng các thương hiệu thời trang phổ thông như Puma và H&M. Giám đốc sáng tạo trẻ này cũng thay đổi hình ảnh logo Balmain cho hiện đại hơn.

Nếu muốn biết thêm về lịch sử các thương hiệu cũng như thời trang chính hãng, hãy theo dõi Authentic Shoes nhé !

Xem thêm :

8 loại nước hoa thảo mộc chắc chắn bạn sẽ muốn thưởng thức

Lịch sử Kenzo – Con mãnh hổ của thời trang thế giới