Streetwear là gì? Lịch sử hình thành văn hóa Streetwear

Streetwear hay nói đúng hơn là văn hóa Streetwear được thể hiện rõ ràng qua phong cách Street Style được nhiều bạn trẻ ưa chuộng ở hiện tại. Tuy nhiên, một định nghĩa rõ ràng hay lịch sử hình thành nền văn hóa này từ thuở ban đầu vẫn là câu hỏi ai đó còn nhiều thắc mắc. Trong bài viết này, hãy cùng Authentic Shoes tìm hiểu nhiều hơn về Streetwear nha!

Streetwear đã trở thành một hiện tượng quá quen thuộc tồn tại khoảng 40 năm trong lịch sử thời trang thế giới. Từ những bộ tracksuit đặc trưng trong những ngày đầu; Streetwear giờ đây còn có nhiều ý nghĩa hơn là một xu hướng. 

Khởi đầu của đế chế hùng mạnh này được thể hiện chủ yếu qua ba giai đoạn: 

Viên gạch đầu tiên

Từ 1970 – 1980 đã hình thành một làn sóng văn hóa là tiền thân của Streetwear bây giờ. Thời trang đường phố đầu tiên được lấy cảm hứng từ nền văn hóa hiphop, dòng nhạc Punk – Heavy metal, new wave,.. và tinh thần DIY (Do it Yourself).

Tinh thần DIY xuất phát từ các nghệ sĩ Punk rock với đặc trưng “thô ráp”. Họ đã sản xuất ra những mixtape của riêng mình và đem chất liệu này vào sản xuất áo phông để bán cho người hâm mộ. Lúc này DIY được surfing và skating áp dụng để tự tạo ra các thiết kế về ván lướt sóng và những chiếc áo phông mát mẻ cho riêng họ. 

Tuy nhiên phải đến năm 1980 tinh thần DIY trên thời trang (cụ thể là áo phông) mới thành công và để lại dấu ấn riêng bởi nhà thiết kế ván lướt sóng Shawn Stussy đã bán những chiếc áo phông và ván lướt sóng cho in chữ ký. Từ đó trào lưu này phát triển một cách bùng nổ và nắm bắt cơ hội này Stussy bằng việc sản xuất những chiếc áo thun với số lượng giới hạn rất được săn đón và thành công lớn phía sau đó. 

1984 – 2000

Sau sự thành công của những limited edition T-Shirt thì phải đến 1984 mới được coi là dấu ấn thực sự mang Streetwear trở thành một phân khúc thị trường chính thống. Tạo tiền đề cho các ông lớn nhảy vào vùng đất đầy màu mỡ này. 

1984: Nike kết hợp với Michael Jordan tạo nên cơn sốt Nike Air Jordan và đây chính thức là lúc Streetwear trở thành một phần của thị trường chính thống. 

Thập niên 90: Do sự ảnh hưởng từ văn hóa Hiphop, Rap gangsta, Skater cùng những vụ chuyển nhượng đình đám của làng thể thao chuyên nghiệp đã mang đến Streetwear những sản phẩm in đậm chất riêng như: mũ, áo khoác, áo quá khổ và đặc biệt là giày với những cái tên điển hình như Nike, Timberland.

Năm 2000: là một cột mốc lịch sử với trào lưu thời trang “BLING” cùng sự nhập cuộc của các thương hiệu thời trang xa xỉ như Burberry, Gucci và Fendi,… Thông qua những bộ phim, MV về hiphop kết hợp những chiến lược truyền thông phủ khắp thị trường với những sản phẩm giới hạn đã mang Streetwear lên một tầm cao mới.

2010 đến nay

2010: Tiếp bước nước đi limited edition đã vô cùng thành công trước đó. Các nhãn hàng thời trang điển hình như: Stussy, Supreme, A Bathing Ape liên tục thống trị thị phần và trở thành những cái tên nổi cộm với danh hiệu “Thương hiệu thời trang dạo phố hàng đầu” và luôn trong tình trạng khan hiếm sản phẩm.

2010 cũng chứng kiến những vụ collab bạc tỉ đến từ các thương hiệu này như: Supreme x Louis Vuitton, Fila x Fendi, A Bathing Ape x Commes des Garcons và Stussy x Dior.

Ngày nay Streetwear đã tạo được nhiều ảnh hưởng đến thế giới thời trang cao cấp Haute Couture và càng gây được chú ý trên sàn runway thông qua những thiết kế nổi tiếng. Không thể nhắc đến Raf Simons, người đã tạo nên cái nhìn mới cho Streetwear những năm gần đây. Hoặc Demna Gvasalia, giám đốc sáng tạo của Vetement và Balenciaga, người đã tạo nên cơn sốt “vô tiền khoáng hậu” nào là chunky sneaker, sock boot hay oversized hoodie hiện vẫn khuynh đảo những tấm hình street style của giới trẻ toàn cầu. 

Trên đây là ba giai đoạn chủ yếu có những thay đổi lớn tạo nên nền tảng của văn hóa Streetwear cũng như Street Style ở thời điểm hiện tại. Yêu thích một nền văn hóa cần hơn chỉ biết áp dụng mà giá trị lịch sử phía sau cũng cực kỳ ý nghĩa. Hy vọng, bài viết sẽ đem đến cho các bạn một cái nhìn toàn cảnh hơn về Streetwear.

Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo: Đôi Jordan 1 Mid mới được quấn trong một dải băng xanh đỏ