Vì sao Air Jordan 1 OG lại được gọi là Air Jordan 1 “Banned”?

Có ít thứ có thể đi vào huyền thoại trong làng sneaker như cái cách mà phối màu đen-đỏ của Air Jordan 1 làm được. Phối màu đầu tiên của Air Jordan 1 không được gọi bằng cái tên “Bred” như các phối màu đen-đỏ về sau của Jordan Brand, Air Jordan 1 OG được mang cái tên “Banned”, và câu chuyện đằng sau đôi sneaker khét tiếng của Nike này là một trong những cuộc nổi loạn, thái độ bất cần và rất nhiều tiền xung quanh nó.

Air Jordan 1 cổ cao với phối màu đen đỏ được Nike ra mắt lần đầu tiên vào năm 1984 và mỗi khi Michael Jordan mang trên sân, ông đã bị phạt $5.000 vì vi phạm luật thi đấu. Luật của NBA lúc bây giờ quy định, “mỗi cầu thủ không chỉ mang giày đồng bộ với đồng phục của họ, mà còn phải đồng bộ với giày mà đồng đội của cầu thủ đó đang mang”. Quy tắc đã được dỡ bỏ vào cuối những năm 2000 nhưng trong những năm 80, hội đồng NBA rất nghiêm khắc trong vấn đề này.

Và Nike đã phản ứng thế nào ? Như bất kỳ công ty trị giá hàng tỷ đô la nào, họ đã chấp nhận trả khoản tiền phạt $5.000 và khuyến khích Jordan tiếp tục mang “Banned” trên sân. Ông lại tiếp tục mang nó ra sân thi đấu và dần dần, mọi người nhanh chóng gán cái tên “Banned” cho đôi Air Jordan 1 OG

Tiếp đến vào ngày 25 tháng 2 năm 1985, Nike đã nhận được tờ note từ NBA nhắc nhở rằng Nike và Jordan không được vi phạm các quy tắc mà NBA đặt ra. Okay, công dân tốt thì phải tuân thủ đúng pháp luât. siêu sao bóng rổ gốc New York và Nike lại tiếp tục phát triển các chiến dịch tiếp thị xung quanh các quy tắc của NBA – bằng cách phát hành một loạt quảng cáo và censor màu đỏ đen trên đôi giày. Đó là một chiến dịch quảng cáo thành công vang dội và những đứa trẻ lúc bây giờ đã điên cuồng lao ra bất kì store nào để sở hữu cho riêng mình đôi Air Jordan 1 “Banned” – dù có biết chơi bóng rổ hay không.

Khi nhắc lại về các chiến dịch quảng cáo vi phạm quy tắc của NBA, Jordan trả lời: “Chuyện đó giống như một đứa trẻ vậy, khi bố mẹ bạn cấm làm điều gì đó, bạn lại muốn làm điều đó nhiều hơn”. Dù đây là câu chuyện lịch sử gắn liền với sự hợp tác giữa NikeJordan, nhưng vẫn còn đâu đó những câu hỏi xét lại. Vẫn chưa có chứng cứ xác thực rằng Jordan có thực sự mang “Banned” trong những trận thi đấu chính thức hay không. Rất nhiều fan của Jordan Brand cho rằng ông ấy đã mang nó trong cuộc thi Slam Dunk vào năm 1985. Bất kể sự thật thế nào đi nữa, phối màu đen-trắng của Nike Jordan 1 “Banned” đã trở thành 1 cái tên kinh điển, và cái tên “Banned” sẽ chỉ gắn lền duy nhất với Air Jordan 1.

Xem thêm Air Jordan 1 Mid “Banned” 2020 có sẵn tại Authentic Shoes