Lịch sử Alexander McQueen – Từ bóng tối vươn tới ánh sáng của thời trang

Thập niên 1990 và những năm đầu của thập niên trước là thời kỳ hoàng kim của thời trang, trong đó với sự hiện diện của Alexander McQueen, cố nhà thiết kế đã trở thành tượng đài vĩ đại của mọi thời đại. Dấu ấn phong cách của McQueen đen tối và sắc sảo, nhưng luôn thúc đẩy sự phong phú với sự sáng tạo không ngừng nghỉ khi dùng các tác phẩm áo quần để kể chuyện, gợi mở sự đồng điệu giữa thời trang và nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc,… .

Điều đó đã khiến sự nghiệp và các thiết kế của ông có sức ảnh hưởng không nhỏ đến thời trang thế giới.  Alexander McQueen là thương hiệu thời trang hàng đầu trên thế giới. Điểm đặc biệt thu hút chính là các sản phẩm đều mang phong cách dị biệt, cá tính mà vẫn rất ấn tượng. Hãy cùng Authentic Shoes tìm hiểu quá khứ của Alexander McQueen cùng những bộ sưu tập thời trang quái dị mà độc đáo của ông.

Gã lập dị Alexander McQueen trong quá khứ

Thương hiệu được thành lập bởi nhà thiết kế người Anh Lee Alexander McQueen vào năm 1992. Thương hiệu này có khởi đầu khá khiêm tốn khi McQueen vừa tốt nghiệp từ trường Central Saint Martins. Bộ sưu tập tốt nghiệp của ông đã được nhà thiết kế thời trang có ảnh hưởng Isabella Blow chú ý. 

Thông qua các mối quan hệ rộng rãi của bà trong ngành công nghiệp thời trang, McQueen dần dần có được khách hàng. Bộ sưu tập tốt nghiệp của ông đã được nhà thiết kế thời trang có ảnh hưởng Isabella Blow chú ý. Thông qua các mối quan hệ rộng rãi của bà trong ngành công nghiệp thời trang, McQueen dần dần có được khách hàng.

Ông nổi tiếng là một nhà thiết kế táo bạo và gây sốc với những bộ sưu tập không thể đoán trước. Mặc dù báo chí phê bình về những ý tưởng nổi loạn trong thiết kế nhưng không thể phủ nhận tài năng thiết kế mà McQueen tạo ra. Do đó, ông được bổ nhiệm là nhà thiết kế và giám đốc sáng tạo của Givenchy từ năm 1996 đến năm 2001.

Sự hợp tác hoàn hảo

Với những thiết kế đặc biệt không thể lẫn vào ai, xưởng may của ông sản xuất những sản phẩm rất độc đáo nhưng vẫn tôn vinh những phần đẹp nhất của cơ thể. Vào tháng 12 năm 2000, tập đoàn PPR danh tiếng (bây giờ là tập đoàn Kering) đã mua lại 51% cổ phần công ty của McQueen. Tuy nhiên, McQueen đã đồng ý với điều kiện là ông vẫn giữ quyền kiểm soát những thiết kế sáng tạo đối với quần áo mà ông tạo ra.

Các chiến lược mở rộng khác nhau được triển khai bởi Kering đã giúp McQueen nâng cao tầm ảnh hưởng và hình ảnh của thương hiệu. McQueen đã trở thành thương hiệu thân thuộc của những khách hàng quý tộc hay những người nổi tiếng. Do đó, thương hiệu trở thành một đối thủ nặng ký cạnh tranh với những thương hiệu xa hoa như Louis Vuitton, Chanel, Christian Dior, Yves Saint Laurent và Prada trong làng thời trang thế giới.

Thế nhưng, bủa vây bởi những nỗi ám ảnh dai dẳng trong quá khứ cùng những áp lực độc hại trong sự nghiệp và đặc biệt, sự mất mát của những người thân yêu là mẹ và người bạn thân Isabella Blow luôn đồng hành bên sự nghiệp của mình, McQueen đã ra đi ở tuổi 40 vào năm 2010. Những thiết kế của ông không chỉ để mặc lên người mà bản thân nó còn là những di sản khiến người xem không khỏi trầm trồ và không ngừng được truyền cảm hứng từ nó.

Từ bi kịch vươn tới ánh sáng

Thương hiệu đang trên đà phát triển mạnh mẽ thì bi kịch xảy ra. Vào tháng 2 năm 2010, nhà thiết kế Alexander McQueen đã tự tử tại nhà riêng tại London sau một thời gian đấu tranh với chứng trầm cảm và lạm dụng ma túy. Vào thời điểm xảy ra cái chết của ông, bộ váy trong bộ sưu tập Thu – Đông năm 2010 của ông vẫn chưa được hoàn thành.

Sau đó, Kering đã tuyên bố Sarah Burton là giám đốc sáng tạo của thương hiệu Alexander McQueen. Burton là người phụ nữ luôn trung thành của McQueen, trợ lý thiết kế lâu năm trong những năm đầu của công ty và trở thành nhà thiết kế chính cho trang phục nữ vào năm 2000.

Vươn lên trở thành thương hiệu hàng đầu

Bên cạnh việc cho ra mắt các bộ sưu tập đều đặn mỗi mùa, công ty đã thực hiện sứ mệnh quan trọng để củng cố vị thế của họ là một thương hiệu sang trọng và biến cái tên Alexander McQueen trở thành một huyền thoại thời trang. Một triển lãm thời trang hoành tráng tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở thành phố New York đã được tổ chức để tôn vinh những thành quả của Alexander McQueen.

Với tên gọi “Alexander McQueen: Savage Beauty”, cuộc triển lãm với sự tham quan của hơn 650.000 người xem trong ba tháng từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2011. Một triển lãm tương tự đã được thực hiện tại Bảo tàng Victoria & Albert ở London từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2015, và số người tham dự đã phá kỷ lục lần triển lãm ban đầu tại New York.

Một thành công nữa của McQueen là chiếc váy cưới lộng lẫy tuyệt nhất trong lịch sử được Sarah Burton thiết kế cho công nương Catherine Middleton, nó được chọn mặc trong lễ cưới với Hoàng tử William.

Với những thành tựu quan trọng này, tầm ảnh hưởng của Alexander McQueen vẫn luôn trường tồn và Sarah Burton với vai trò lãnh đạo, thương hiệu thời trang vẫn tiếp tục phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó, nó vẫn giữ vị trí là một thương hiệu tiên phong trong ngành thời trang thế giới.

Trang phục và những câu chuyện

Các bộ sưu tập của Alexander McQueen được tạo dựng dựa trên những câu chuyện phức tạp mang tính tự truyện sâu sắc, thường phản ánh lịch sử tổ tiên của ông, đặc biệt là di sản Scotland của ông. Niềm tự hào dân tộc của McQueen được thể hiện rõ ràng nhất trong The Widows of Culloden mùa Thu/Đông 2006, dựa trên trận chiến cuối cùng của Jacobite Risings vào năm 1745. 

Bộ sưu tập mang phong cách trang nhã, nổi bật với các họa tiết tartan, ren và các phong dáng (silhouette) được McQueen lấy cảm hứng từ phong cách thời Victoria. Được đánh giá là một bộ sưu tập hoành tráng, nó thể hiện một sự khích lệ cho chủ nghĩa chống lãng mạn trong bộ sưu tập Highland Rape trước đó của ông vào năm 1995. 

Bộ sưu tập Highland Rape thời kỳ đó không được báo chí thời trang đón nhận nồng nhiệt, nhiều người nhận xét nó “hung hãn và đáng lo ngại”. Tên của bộ sưu tập đề cập đến cuộc thanh trừng tàn bạo của các vùng cao nguyên Scotland bởi quân đội Anh vào thế kỷ 18 và 19, dựa trên tổ tiên người Scotland của McQueen. Trọng tâm của buổi biểu diễn nằm ở chất liệu ren. Ông đã tự tay nhuộm màu ren thành màu xanh lam đậm và màu xanh lá cây. Những người mẫu xuất hiện trên đường băng, với những trang phục được cắt rách tại những bộ phận nhạy cảm. Đoạn lịch sử trên là chất xúc tác buồn với ông.

Cũng có thông tin cho rằng, bộ sưu tập này mang tính chất tự truyện bởi quá khứ của McQueen. May mặc là lối thoát của ông ấy, vì vậy Lee sử dụng quần áo như một pháp ẩn dụ để nói về những tổn thương và khó khăn mà ông đã phải đối mặt. Rất ít nhà thiết kế có thể kể một câu chuyện lịch sử và chấn thương cá nhân thông qua thiết kế của mình. 

Các tác phẩm nằm trong BST Highland Rape gây ra ít nhiều cuộc tranh luận về sự đoan trang, mẫu mực của Haute couture và ranh giới giữa thế nào là nghệ thuật và những gì đơn giản là phản cảm – nhưng thế giới thời trang lúc đó dường như vẫn chưa thể hiểu đủ.

Không có giới hạn nào trong các tác phẩm của McQueen cả: từ sex, thời kỳ Victorian, Gothic,… đến các chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa nguyên thủy,… đều là nguồn cảm hứng, và từ đó, ông tạo nên những sản phẩm mang đậm tinh thần McQueen, của ông và của chỉ riêng ông. 

Quần áo và các buổi trình diễn của McQueen không phải những sự vật vô tri vô giác, mà nó còn đưa người xem đến những trải nghiệm cung bậc cảm xúc khác nhau. Rất hiếm trong số các nhà thiết kế, ông đã nhìn ra ngoài những ràng buộc vật lý của quần áo đối với các khái niệm và trí tưởng tượng của nó. 

Alexander McQueen dù thua trận trong trận chiến với những con quỷ riêng của mình nhưng di sản ông để lại là vô giá. Ông thực sự là quái thú của ngành công nghiệp thời trang. Di sản của ông sẽ còn là nguồn cảm hứng vô tận cho thời trang thế giới.

Bạn muốn biết thêm về lịch sử các thương hiệu khác cũng như thời trang chính hãng hãy theo dõi Authentic Shoes nhe !

Xem thêm :

Lịch sử Salvatore Ferragamo – Kiệt tác nghệ thuật của nước Ý

Những sự thật thú vị về Christian Dior