Adidas Original
Giày bóng rổ Adidas
Ultra Boost
Giày chạy Adidas
Nike – cái tên đã quá nổi tiếng trong làng thời trang, là một trong những ông lớn trong lĩnh vực giày thể thao hơn ba mươi năm nay. Sự khởi đầu của công ty khá thú vị, cũng như tất cả những câu chuyện tương tự về các công ty lớn. Những câu chuyện về cách họ bắt đầu, tên gọi đến từ đâu và slogan nổi tiếng thế giới của họ luôn là những điều gây tò mò.
Mặc dù Nike có một lịch sử lâu đời, nhưng không phải tất cả những gì về họ đều tốt. Họ đã từng là một phần trong các cuộc tranh cãi về các lao động trẻ em làm việc với số tiền lương rất ít hoặc không có, các quảng cáo mà họ phát sóng có những tình tiết gây tranh cãi về quyền phụ nữ….
Họ cũng đã có một cách PR rất riêng bằng cách tìm kiếm, hợp tác với những người có sức ảnh hưởng, là nhân vật chính trong các cuộc tranh luận. Tất cả đều nhằm mục đích khiến sản phẩm của họ được biết đến nhiều nhất có thể. Có thể nhìn vào một ví dụ cụ thể đó là, Nike đã từng kết nối với một vận động viên bóng rổ – người có thái độ không tốt (có thể bạn đang nghĩ về John McEnroe nhưng đó không phải là anh ta), một cầu thủ NBA đã nhổ vào mặt một người hâm mộ và một vận động viện của đội đối thủ…
Còn rất nhiều, rất nhiều những bí mật đen tối sắp được Authentic Shoes bật mí, vì vậy hãy chuẩn bị tinh thần cho những gì bạn sắp đọc nhé.
Bill Bowerman – huấn luyện viên điền kinh tại Đại học Oregon vào những năm 1950 không thích bất kỳ thiết kế giày thể thao nào trên thị trường lúc đó và luôn cố gắng tìm thứ gì đó thoải mái hơn cho những vận động viên của mình. Ông đã yêu cầu Phil Knight thử một số thiết kế khác nhau, trong đó bao gồm một số làm từ da cá, da hươu, nhung và da chuột túi.
Không có gì bí mật khi các công ty cố gắng tạo ra các sản phẩm mới, thử nghiệm để tìm kiếm thành công tuy nhiên da cá, da hươu hay da chuột túi ư, thật sự đáng ghê sợ.
Gary Gilmore là một kẻ sát nhân bị kết án tử hình đã bị bắn chết bởi một đội xử bắn ở Utah vào năm 1977. Trong khi chờ đợi những viên đạn chí mạng được bắn, hắn ta đã nói “Let’s do it”.
Những từ đó không bao giờ thực sự có ý nghĩa đối với bất kỳ ai cho đến khoảng năm 1987 khi Dan Wieden, giám đốc điều hành công ty quảng cáo Nike, đang tìm kiếm khẩu hiệu cho chiến dịch sắp tới. Anh ấy đã nghe được câu chuyện, làm việc với các từ và chọt nảy ra câu “Just do it”, anh ấy đã thử, khiến nó trở nên rất phổ biến và tồn tại đến tận ngày nay.
Bạn có thể biết đến các huyền thoại của Nike như Air Max, Air Force…. Tuy nhiên đôi giày thể thao đầu tiên được giới thiệu đến công chúng với tên gọi Nike là một thứ vớ vẩn. Nó được sản xuất ở New Mexico nhưng chúng chưa bao giờ được thử nghiệm ở bất kỳ nơi nào khác. Thời tiết ấm áp ở đó không có vấn đề gì đối với bộ đệm bóng đá. Tuy nhiên, bóng đá không phải lúc nào cũng được chơi trong thời tiết ấm áp.
Ngay khi giày gặp thời tiết lạnh, đế nứt ngay thành hai mảnh. Đó là năm 1971 và công ty Nike gặp phải khó khăn nghiêm trọng khi phải bán 10.000 đôi giày còn lại với giá chỉ 7,95 đô la. Miễn là chúng được mua trong thời tiết ấm áp, chúng sẽ hoạt động tốt nhưng khi gặp lạnh, chúng sẽ trở mặt ngay.
Quay trở lại năm 2003 Foot Locker đã làm điều không tưởng là ngừng bán các sản phẩm của Nike. Họ đã hủy đơn đặt hàng trị giá gần 200 triệu đô la của Nike vì giá cả và yêu cầu quá cao về cách các nhà bán lẻ bán giày của họ.
Nike đã đáp trả bằng cách hủy một đơn đặt hàng khác trị giá khoảng 175 triệu đô la cho Foot Locker và trận chiến vẫn tiếp diễn. Tranh chấp kéo dài gần một năm trước khi hai bên đạt được thỏa thuận vào cuối năm 2003. Cả hai bên đều gặp khó khăn về tài chính trong trận chiến nhưng Foot Locker bị thiệt hại nhiều hơn do Nike chiếm khoảng 50% doanh thu của họ vào năm 2002.
Họ nhìn thấy cơ hội để giới thiệu sản phẩm của mình trước hàng triệu người chỉ đơn giản bằng cách sử dụng những người hiện đang được công chúng chú ý.
Đầu tiên, họ tài trợ cho Ilie Nastase, người bị tai tiếng vì có thái độ không tốt trong và ngoài sân quần vợt. Sau đó, họ quay sang Charles Barkley, người không bao giờ hết nhận lời chỉ trich. Vào thời điểm đó, anh ấy đang phải nhận những lời chỉ trích nặng nề vì đã nhổ nước bọt vào một CĐV NBA.
Một trong những quảng cáo năm 1987 cho đôi Air Max có bài hát “Revolution” và the Beatles đã lên tiếng phản đối và nhanh chóng đệ đơn kiện. EMI-Capitol cho biết họ sở hữu quyền đối với bài hát và họ có quyền thương lượng, cấp quyền sử dụng bài hát đó. Đây là một mớ hỗn độn khổng lồ nhưng Nike sẽ không lùi bước. Họ đã phát đi phát lại đoạn quảng cáo cho đến khi chiến dịch này lụi tàn vào năm sau.
Có rất nhiều điều đã diễn ra sau những cánh cửa đóng kín nhưng không ai thực sự biết những gì đã diễn ra sau đó, những người nắm bản quyền lại bị đe dọa để mà Nike vẫn ngang nhiên tiếp tục phát đi phát lại đoạn quảng cáo đó.
Khi MJ còn học đại học và trong những năm đầu của sự nghiệp NBA, anh ấy đã mang đồ Adidas. Anh thích chúng và không có ý định chuyển qua bất cứ thứ gì khác.
Cho đến khi adidas gặp phải vấn đề về tài chính và các cuộc đàm phán, thỏa thuận không diễn ra thuận lợi cho Mike. Người đại diện của anh muốn anh gặp Nike nhưng Jordan từ chối. Mãi đến lúc cha mẹ anh ấy, dưới sự tác đông của Nike đã nói với anh ấy rằng họ nghĩ đó là một ý kiến hay, anh ấy đồng ý và đến Oregon để bắt tay với Nike.
Air Jordan có thể là đôi giày phổ biến nhất mà Mike mang với Nike nhưng nó không phải là cái tên đầu tiên. AJ nổi tiếng nhanh chóng đến nỗi nhiều người quên rằng Mike đã mang đôi Nike Air Ship đầu tiên.
Những năm đầu của anh ấy với Chicago Bulls, khán giả đã đã chứng kiến anh ấy với những đôi giày rất khác. Air Jordan đã rất thành công trong những năm sau đó đến nỗi công ty chỉ muốn bạn biết về chúng còn bất cứ điều gì xảy ra trước Air Jordan không thực sự quan trọng. Miễn là bạn sẵn sàng chi ra những khoản tiền xứng đáng cho AJ, đó là tất cả những gì quan trọng đối với họ.
Thật ra có khá nhiều công ty làm theo cách này nên Nike không phải là công ty duy nhất. Nó giữ cho chi phí sản xuất của họ thấp để họ có thể tạo ra lợi nhuận cao. Đây cũng là cách mà những câu chuyện kinh dị mà bạn được nghe kể về nó xảy ra. Giống như những đứa trẻ kiếm 4 đô la một tuần để làm việc trong các nhà máy.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy. Đã có thời gian Nike sản xuất giày của họ ngay tại Hoa Kỳ nhưng biên lợi nhuận không tốt và đó là lý do tại sao họ hiện làm việc với các nhà máy ở Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam. Những điều tồi tệ vẫn xảy ra từ việc đặt các nhà máy ở nước ngoài. Năm 1990, một con tàu chở đầy 80.000 đôi giày đang hướng đến Mỹ thì bị thất lạc, có lẽ sẽ bị chìm hoặc với một lý do nào đó mà nó đã biến mất. Sau đó, rất nhiều đôi giày thể thao đã được tìm thấy trôi nổi trên đại dương trong những năm qua.
Sau khi họ quyết định về logo “swoosh”, đây cũng là lúc lên ý tưởng cho một cái tên mới. Knight muốn gọi nó là “Dimension 6” nhưng những người khác lại thích cái tên Bengal. Nhân viên đầu tiên của công ty, Jeff Johnson, thích cái tên Nike, là Nữ thần chiến thắng của người Hy Lạp.
Đã có rất nhiều cuộc thảo luận về ba cái tên này và vẫn chưa đưa ra quyết định trong khi thời hạn sắp đến buộc họ phải đẩy nhanh quá trình và chọn một cái. Nike là cái tên được lựa chọn vội vàng mặc dù Knight đã phản đối điều đó vì anh không thích nó. Tiếp tục theo dõi Authentic Shoes để cập nhật những thông tin mới nhất về thời trang và sneaker nha.
Xem thêm: Có phải Nike đang dần cạn kiệt ý tưởng cho những đôi giày mới của mình?
Bài viết liên quan