7 đôi giày kỳ dị nhất trong lịch sử giày sneaker

Lịch sử của sneaker hay giày thể thao đã trải qua thời gian dài phát triển. Trong hành trình này không thiếu những lần cả thế giới phải thốt lên “wow” thậm chí khó hiểu tại sao lại có những sản phẩm như thế được ra đời. Sau đây, hãy cùng Authentic Shoes tổng kết lại 7 khoảnh khắc phát hành cực kỳ khó hiểu của 7 thiết kế sau đây.

Adidas Micropacer (1984)

Adidas Micropacer là đôi giày đầu tiên trên thế giới gây sự chú ý khi có thể kết nối với máy tính. Với thiết kế vượt thời gian và sở hữu bộ “vi xử lý” tân tiến khi có thể thu thập toàn bộ dữ liệu trong suốt quãng đường mà ta đã di chuyển cũng như lượng calo được đốt cháy. 

Ở thời điểm hiện tại tuy nghe có vẻ hơi “lỗi thời” nhưng vào năm 1984 khi mà đồng hồ thông minh còn chưa được ra đời thì công nghệ này được xem như bước chuyển mình đột phá. Micropacer dường như đã đặt những viên gạch đầu tiên cho cuộc đua về công nghệ cho các ông lớn trong ngành công nghiệp tỷ đô này.

Hơn cả thiết kế, chất liệu và công nghệ hỗ trợ thông thường mà ở phương diện khác đó là trí tuệ nhân tạo thông minh giúp ta giải quyết được càng nhiều công việc trong cùng một sản phẩm. 

Puma RS computer (1986)

Chỉ hơn một năm sau khi Adidas Micropacer, Puma tiếp tục cố gắng vượt mặt đối thủ truyền kiếp của mình bằng cách phát hành ra “siêu nhân” của riêng mình, với cái tên RS computer. “Cục kim loại” được gắn ở đế giày là tiền thân của phong trào “giày của bố” sau này, tuy nhiên phần bổ sung này chỉ lại tập trung vào chức năng của đôi giày hơn là thiết kế khiến đôi giày trông khá “cục mịch”. 

Thực ra, thiết bị này giống một chiếc Fitbit cơ bản được gắn trên chân để đo các thông số khi bạn chạy. Chính vì vậy, nếu muốn phân tích hiệu suất một cách chính xác nhất thì tất cả những gì bạn cần là một đôi giày với APPLE IIe, Commodore 64, or IBM PC. Tất nhiên, trước hết bạn cần một thu nhập khủng vào thời điểm đó để sở hữu em nó trước.

Marty McFly’s Nike Air Mags

Khi cả thế giới lần đầu tiên nhìn thấy Michael J.Fox mang trên chân đôi giày tự buộc mang tên Nike Air Mags với vai Marty McFly trong bộ phim Back to the future II thì ý niệm khá hay về một đôi giày sở hữu công nghệ thân thiện với người dùng hơn đã được hiện thức hóa vào trong một bộ phim khoa học viễn tưởng.

Dù là ở thời điểm năm 2020 thì công nghệ giày tự buộc vẫn là tin tức thu hút các những sneakerhead trong suốt những năm qua. Dù cho ý tưởng này không còn khiến giới mộ điệu điên đảo nhưng Marty’s Mags chắc chắn đã khiến cho các Sneaker Designers có cảm hứng lớn về xu thế sneaker trong tương lai.

Penny Hardaway’s Nike Air Flight (1995)

Nếu bạn từng nghĩ Michael Jordan chỉ mang trên chân những dòng signature của riêng ông trong suốt sự nghiệp lừng lẫy thì có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi tận mắt chứng kiến huyền thoại của Chicago Bulls đem một đôi Penny Hardaway Nike Air Flight trong mùa giải Play-off 1995.

Lý do đưa Michael đến với đôi giày cũng vô cùng trớ trêu. Sau khi mang trên chân Air Jordan 11 huyền thoại của Tinker Hatfield, xuyên suốt cả game 1 và 2 thuộc khuôn khổ loạt trận Bán kết Miền Đông trong cuộc đối đầu với Orlando Magic thì một sự cố đã xảy ra với Michael khi ông bị NBA xử phạt 5000$. Nguyên nhân dẫn đến sự thể trên được NBA đưa ra là do đôi giày Michael sử dụng không phù hợp với trang phục của Bulls thời điểm đó. 

Sau đó, “một pha xử lý đi vào lòng người” khi Michael quyết định lựa chọn phiên bản Penny “1 cent” để đối đầu với chính Penny Hardaway.

adidas Kobe 2 (2001)

Adidas Kobe có lẽ là đôi giày signature gây ra nhiều tai tiếng nhất từ trước đến nay của thương hiệu ba sọc. Lấy cảm hứng từ Kobe 1’s Audi TT, thiết kế của đôi giày cho đến giờ vẫn là một dấu hỏi. Thậm chí, còn bị những người hâm mộ bóng rổ lúc bấy giờ mà gọi là “lò nướng di động” bởi ngoại hình cực kỳ kì dị. 

Có lẽ chính vì bước ngoặt này đã gần như đốt cháy cam kết lâu dài giữa Kobe và nhà adidas. Tuy nhiên, rõ ràng đây có lẽ chẳng phải điều quá tệ hại với Kobe khi hợp tác với Nike và đạt được rất nhiều thành công sau đó. Có lẽ “chia tay sớm cho bớt đau khổ” rất phù hợp trong trường hợp này.

Latrell Sprewell ‘s Dada Supreme Spinner

Những “ông lớn” không chỉ là thủ phạm duy nhất khi mang đến những mẫu giày thảm họa vào đầu những năm 2000. Bước vào chặng cuối của sự nghiệp, cựu sao NBA Latrell Sprewell đã khiến giới sneaker chao đảo khi hợp tác với nhãn hiệu Damani Dada để phát hành mẫu Supreme Spinner của riêng mình. Điểm nhấn của đôi giày được lấy cảm hứng chiếc mâm xe 24 inch thường thấy trên Cadillac Escalade, Supreme Spinner được phát triển phần nạo phụ thuộc vào xu hướng thiết kế dựa trên nền tảng là các mẫu xe sang vào thời điểm đó.

Balenciaga Triple S (2017)

Kỷ nguyên của những đôi giày chunky dad-shoe đạt đỉnh cao khi nhãn hiệu xa xỉ Balenciaga tung ra những đôi Triple S ra thế giới. Đôi giày “quá khổ” được tạo ra bởi nhà thiết kế đại tài Demna Gvasalia liên tục thống trị các mặt báo thời trang và cả trên Instagram.

Hơn thế nữa, mẫu giày này cũng liên tục cháy hàng tại tất cả các store trên toàn thế giới dù cho giá retail lên đến 800$. Có thể Balenciaga Triple S chỉ như một cơn gió mùa hạ lướt qua làng thời trang thế giới nhưng nó đã thể hiện bản chất luôn luôn thay đổi, biến hóa trong những thiết kế sneaker và là một ví dụ điển hình về độ hype của những món thời trang cao cấp.

Trên đây là tổng hợp 7 đôi giày khó hiểu nhất từ trước đến nay trong hành trình dài dặc phát triển của sneaker. Cái gì mới thì thường khó chấp nhận nhưng tựu chung chúng đều mở ra những hướng đi rất mới và biết đâu ở tương lai khi được những ông bố bà mẹ nhớ đến mà làm lại thì có thể thành công như Balenciaga thì sao nhỉ?

Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo: Streetwear là gì? Lịch sử hình thành văn hóa Streetwear