adidas vs Puma: Cuộc chiến tranh chấp công nghệ đế Boost đã diễn ra như thế nào?

Hai nhà sáng lập của AdidasPuma là hai anh em ruột. Tuy nhiên, giữa hai hãng này thường xuyên xảy ra những cuộc cạnh tranh. Cùng Authentic Shoes tìm hiểu những câu chuyện đằng sau hai thương hiệu đình đám này nhé.

Nguồn gốc của đối đầu Adidas – Puma

Câu chuyện xảy ra từ năm 1920, tại bang Bayern, Đức, hai anh em Rudolph Dassler và Adolf Dassler cùng nhau thành lập công ty Dassler Brother Sports Shoes. Ban đầu, việc kinh doanh của hai anh em khá thuận lợi. Tuy nhiên sự trái ngược về tính cách đã dẫn tới nhiều bất đồng giữa họ trong kinh doanh. Năm 1948, công ty Dassler Brother Sports Shoes bị tách làm hai. Người em Adolf Dassler thành lập công ty lấy tên là Adidas. Trong khi đó, người anh thành lập công ty lấy tên là Ruda và sau này là Puma.

adidas-vs-puma-cuoc-chien-tranh-chap-cong-nghe-de-boost-da-dien-ra

Kể từ đây, Adidas và Puma bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực sản xuất đồ thể thao. Cuộc chiến này khốc liệt đến nỗi nhân viên của hai công ty bị cấm có quan hệ với nhau. Chỉ đến khi hai nhà sáng lập Rudolph Dassler mất năm 1974 và Adolf Dassler mất năm 1978, Puma và Adidas mới ngừng lại cuộc chiến.

Nguồn gốc tranh chấp công nghệ Boost giữa Puma và Adidas

Sau nhiều năm chung sống hòa bình Puma và Adidas lại lao vào một cuộc chiến mới về pháp lý. Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2009, khi Puma và công ty hóa chất lớn nhất thế giới có trụ sở tại Đức được biết đến với cái tên Badische Anilin- und Soda-Fabrik (BASF) hợp tác để phát triển đế giày bằng bọt polyurethane.

adidas-vs-puma-cuoc-chien-tranh-chap-cong-nghe-de-boost-da-dien-ra

Sau rất nhiều nỗ lực, cuối cùng BASF cũng thành công trong việc tạo ra công nghệ đệm giày mới. Họ nhanh chóng nhận được bốn bằng sáng chế. Hai năm sau, BASF bất ngờ chấm dứt hợp tác với Puma và kí với Adidas một bản hợp đồng độc quyền cung cấp công nghệ Boost làm đệm giày chạy bộ. Ngay sau khi độc quyền cung cấp Boost từ BASF, Adidas giành được rất nhiều thành công. 

adidas-vs-puma-cuoc-chien-tranh-chap-cong-nghe-de-boost-da-dien-ra

Tính đến năm 2015, chỉ trong vòng 2 năm kể từ khi ra mắt, Adidas bán được hơn 12 triệu đôi giày sử dụng công nghệ Boost. Sự thành công này của Adidas đã lại thổi bùng lên cuộc đối đầu giữa họ và Puma.

Tranh chấp về công nghệ Boost

Trước thành công của Adidas, với những tài liệu còn lại từ khi hợp tác với BASF, Puma đã cùng với một công ty hóa chất Mỹ có tên là Huntsman Corp sản xuất công nghệ phản hồi năng lượng tương tự Boost lấy tên NGRY. Năm 2015, sản phẩm đầu tiên sử dụng NGRY ra đời. Ngay lập tức Adidas tiến hành một vụ kiện để cấm Puma bán giày có đệm NGRY. Tuy nhiên, năm 2016, tòa án đã bác bỏ yêu cầu của Adidas. Adidas ngay sau đó đã kháng cáo.

adidas-vs-puma-cuoc-chien-tranh-chap-cong-nghe-de-boost-da-dien-ra

Trên cơ sở quyết định của tòa, Puma liên tiếp tung ra những đôi giày có đệm NGRY với mức giá mềm hơn của Adidas (chỉ khoảng từ 100 – 120USD ). Thậm chí sau đó, Puma còn tiến hành vụ kiện ngược lại nhằm cấm Adidas bán giày có đệm Boost. Tuy nhiên vụ kiện này cũng bị tòa Án bác bỏ.

adidas-vs-puma-cuoc-chien-tranh-chap-cong-nghe-de-boost-da-dien-ra

Cái kết tạm thời

Hiện tại, cả Adidas và Puma đều được sản xuất và kinh doanh công nghệ đế của riêng mình. Tuy nhiên, hai bên vẫn tiếp tục chuẩn bị thêm bằng chứng để lại đưa nhau ra tòa. Trong khi đối đầu giữa Adidas và Puma còn chưa ngã ngũ, ông trùm đồ thể thao Nike đã cho ra mắt đệm đế của riêng mình lấy tên là React. Công nghệ này có những ưu điểm không hề thua kém NRGY và Boost.

adidas-vs-puma-cuoc-chien-tranh-chap-cong-nghe-de-boost-da-dien-ra

Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho cả Puma và Adidas về sự nguy hiểm đến từ các hãng giày khác có thể đến bất cứ lúc nào. Thời đại càng phát triển, các hãng giày cũng không ngừng sáng tạo thêm những công nghệ hiện đại mới cho đôi giày của mình việc chúng có chức năng tương tự nhau là chuyện không thể tránh khỏi vậy nên những tranh chấp xảy ra thường xuyên cũng là lẽ thường tình mà thôi. Tiếp tục theo dõi Authentic Shoes để cập nhật những thông tin mới nhất về thời trang và sneaker nhé.

Xem thêm: Giày adidas made in nước nào? Tại sao lại Made in vietnam, made in china?