Adidas Original
Giày bóng rổ Adidas
Ultra Boost
Giày chạy Adidas
Từ trước đến nay, ngành công nghiệp sneakers luôn bị chi phối bởi hai cái tên là adidas và Nike. Sự lớn mạnh của hai gã khổng lồ này khiến cho những thương hiệu khác phải chấp nhận đứng sau. Thậm chí, cả hai thương hiệu này còn chia nhau sở hữu những cái tên nổi cộm khác trong ngành công nghiệp như Reebok, Converse hay Jordan Brand. Lớn mạnh là như vậy, nhưng nếu xét theo từng bộ môn thể thao hay từng phân khúc giày thì hai cái tên này cũng chiếm đứng đầu một vài phần. Về bóng rổ, thì Jordan Brand luôn là cái theo bất hủ, theo sau là sự phát triển vượt bậc của Under Armour. Bóng đá thì Nike và adidas vẫn chiếm vị trí đầu, theo sau là sự bám đuổi của PUMA. Tuy nhiên, tại mảng retro runner và running, cả Nike và adidas đều phải đang phải sức ép rất lớn đến từ đối thủ đến từ Nhật Bản – Asics.
Được thành lập vào năm 1949 tại Kobe bởi một cựu quân nhân tên Kihachiro Onitsuka, Asics ban đầu được biết đến dưới cái tên Onitsuka Tiger. Ban đầu, thương hiệu chỉ tập trung vào những đôi giày bóng rổ và bóng chuyền, dành riêng cho thị trường nội địa.
Năm 1953, Marathon Tabi được ra đời, đánh dấu một bước chuyển mình của thương hiệu, và tạo nên một nền móng vững chắc cho tiền đồ của Asics sau này. Năm 1966, một trong những biểu tượng iconic nhất của ngành công nghiệp sneakers ra đời, được đặt đầu tiên trên phiên bản Mexico 66.
Biểu tượng sọc Asics này bị sao chép và biến thể rất nhiều. Nổi tiếng ở Việt Nam là các mẫu giày bình dân của Thượng Đình hay Warrior mà dân chạy nào cũng quen thuộc.
Quay trở lại một chút. Năm 1963, Phil Knight đã cùng Bill Bowerman thành lập nên Blue Ribbon Sports – tiền thân của Nike. Nhận thấy được tiềm năng của Onitsuka Tiger, Blue Ribbon Sports chính thức trở thành nhà phân phối của thương hiệu Nhật Bản này tại Mỹ, góp công lớn cho sự phát triển ban đầu của Onitsuka Tiger. Blue Ribbon Sports đã đưa thương hiệu vươn xa khỏi thị trường Nhật Bản, và tạo nên một trong những đối trọng nặng kí cho chính Nike sau này.
Năm 1977, Onitsuka Tiger hợp nhất với hai công ty GTO và JELENK trở thành tập đoàn ASICS và giữ nguyên cái tên này cho đến nay.
Năm 1971, mối quan hệ giữa Blue Ribbon Sports và Onitsuka Tiger chính thức đổ vỡ khi Blue Ribbon Sports cho ra mắt dòng sản phẩm của riêng họ và đổi tên thành Nike ngay trong năm đó. 6 năm sau, Asics được ra đời, theo sau là hàng loạt những thành công mà ngay cả người Nhật Bản cũng không hề nghĩ đến.
Năm 1977, Onitsuka Tiger cùng với hai công ty là GTO và JELENK cùng nhau lập nên tập đoàn Asics, với ý nghĩa theo tiếng Latin là “một tình thần minh mẫn nằm bên trong một cơ thể khỏe mạnh”. Sau khi thương vụ sát nhập diễn ra, Onitsuka Tiger chính thức trở thành một dòng sản phẩm bên dưới “cây dù” mang tên Asics, chuyên những sản phẩm giày vintage đầy thời trang. Mẫu giày được ra mắt vào năm 1966 là Mexico 66 vẫn còn được sản xuất cho đến ngày hôm nay.
Không chỉ riêng về chạy bộ, Asics còn phục vụ cho những bộ môn thể thao khác như điền kinh, tennis, cầu lông,…..Tùy theo mỗi thị trường, mỗi quốc gia mà Asics sẽ có những chiến lược khác nhau. Tuy nhiên, những dòng sản phẩm chạy bộ của Asics mới chính là con át chủ bài của thương hiệu này trong suốt nhiều năm qua.
Tuy khởi đầu với bóng rổ và bóng chuyền, nhưng Asics vẫn luôn được biết đến và gặt được nhiều thành công nhờ vào những sản phẩm chạy bộ của họ. Năm 2013, trang Running USA đã đưa ra bảng thống kê thương hiệu giày chạy bộ bán chạy nhất tại Mỹ, và Asics đã chiếm ngôi đầu với tỉ lệ là 21,8%, theo sát phía sau là thương hiệu đến từ Mỹ là Brooks với 21,6%. Gã khổng lồ Nike vào năm đó chỉ cán đích ở vị trí thứ ba. Theo như Running USA, thì thống kê dựa trên số lượng giày được mua bởi những runner đích thực, những người mua giày chỉ với mục đích duy nhất là chạy.
Nhắc đến Asics không thể không nhắc đến công nghệ Gel, được cho ra mắt từ năm 1986 và là công nghệ chủ lực của Asics đến bây giờ.
Thế Gel là gì? Gel là một loại vật liệu bán lỏng có đặc tính hấp thụ các chấn động khi va chạm. Vật liệu này được thêm vào phần đế giữa (midsole) của giày để tăng độ đàn hồi và chống sốc bảo vệ bàn chân.
Và cũng chính thống kê này đã cho thấy Asics và Brooks mới chính là chuyên gia trong thị phần giày chạy bộ. Nike có thể bán được nhiều giày chạy bộ hơn, nhưng về mục đích sử dụng của chủ sở hữu thì hoàn toàn khác.
Năm 1986, Asics cho ra đời công nghệ GEL, và công nghệ này chính là đối thủ đáng gờm nhất của công nghệ Air. Thậm chí, Phil Knight cũng phải dành sự tán dương của như dè chừng cho công nghệ GEL cũng như gã “David” đến từ Nhật Bản. Kể từ ngày GEL ra đời, cuộc chơi về sneakers đã chính thức thay đổi, và GEL trở thành công nghệ chủ lực trong các dòng giày của Asics về sau này. Và theo như từ những đánh giá của các chuyên gia thì công nghệ GEL của Asics thậm chí còn tốt hơn và êm hơn những công nghệ đến từ Nike hay adidas.
GEL là một loại vật liệu mềm được đặt vào phần đế giữa của đôi giày. Được tạo ra dành riêng cho bộ môn chạy bộ, cho nên GEL luôn phát huy hiệu quả của mình một cách tốt nhất khi được sử dụng đúng mục đích. Khi chạy bộ, GEL sẽ làm nhiệm vụ phân tán lực phản hồi theo các hướng khác nhau nhằm tránh những tổn hại cho gót và gối của người chạy. Công nghệ này tốt đến mức khi bạn thả một quả trứng ở độ cao 6m xuống tấm GEL thì quả trứng không hề bị vỡ ra. Nguyên lý hoạt động này của Asics cũng tương tự như Air của Nike, nhưng lại có phần nhỉnh hơn. Và chính Asics cũng đã xác nhận điều này thông qua một quảng cáo mang tính dìm hàng Nike vào năm 1990.
Các sản phẩm sneakers bán chạy nhất của Asics hiện nay đều có sự góp mặt của GEL, tiêu biểu như những phiên bản Asics Nimbus 16, GEL Kayano 21,….. và đỉnh nhất là Asics GEL-Lyte III.
Được ra đời vào đầu những năm 90, Asics GEL-Lyte III luôn giành được sự yêu mến của những sneakerhead. Với ý tưởng tạo nên một đôi giày chạy kết hợp giữa các hiệu suất hoạt động cũng như những công nghệ tiên tiến nhất bấy giờ, Shigeyuki Mitsui đã cho ra đời GEL-Lyte III, góp phần đưa tên tuổi của Asics đến với phần còn lại của Thế Giới.
Hiện nay, cuộc chơi retro runner đang phát triển mạnh mẽ, và Nike lẫn adidas luôn từng ngày phát triển bản thân họ trong phân khúc này. Tuy nhiên, Asics vẫn luôn có cách để củng cố vị trí của họ khi liên tục tung ra những dòng sản phẩm như GEL-Lyte IV, GEL-Lyte V hay GEL-Mai. Bên cạnh đó, họ cũng không bỏ qua việc phát triển Asics GEL-Lyte III khi liên tục collab với những cái tên có tiếng trong ngành công nghiệp sneakers và thời trang như Ronnie Fieg, Concepts hay Hanon. Và nếu bạn muốn sở hữu trong tay một trong những phiên bản này, thì bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền khá lớn để đem chúng về.
Tại Việt Nam, Asics có vẻ không được ưa chuộng với số đông bởi sự tiến công của Nike và adidas, nhưng tại những quốc gia khác, thì Asics vẫn luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu cho những người tìm kiếm sự khác biệt.
Đa phần, sự chú ý hiện nay luôn được dành cho những thương hiệu lớn với số lượng giày phát hành khổng lồ. Đứng đầu là Nike và Jordan với những phiên bản sneakers basketball nổi tiếng cùng với những mẫu giày đến từ Nike Sportswear. Sau đó chúng ta có adidas đang đuổi sát phía sau với những phiên bản sneakers cực kì nổi tiếng trong khoảng vài năm này như Yeezy Boost, Pharrell x NMD hay UltraBoost. Và vị trí thứ ba dường như đang bị tranh giành bởi những thương hiệu khác. Trong bối cảnh Reebok đang dường như chững lại, PUMA thì đang trở lại với dòng sản phẩm Thunder, thì Asics vẫn ở đó và phát triển một cách bền vững. Sau những bản collab đình đám với những nhà bán lẻ như Titolo, KITH, atmos hay mita thì mới đây, Asics lại khiến người hâm mộ phải hào hứng khi collab cùng với một trong những nhà thiết kế đang gây ấn tượng trong khoảng thời gian gần đây là Kiko Kostadinov trên phiên bản GEL-Burz 2. Và thậm chí, phiên bản này còn rất phổ biến tại những tuần lễ thời trang.
Tại sao Asics lại có thể phát triển một cách đều đặn như vậy? Tại sao họ không cần dùng đến những cái tên lớn để quảng bá như Ronaldo hay Messi? Lý do chính là bản thân sản phẩm của Asics đã cực kì tốt và chất lượng, cho nên họ không cần phải làm quá lên mà hàng thì vẫn bán ra một cách đều đặn. Và nếu cứ tiếp tục đà như vậy, thì trong vài năm nữa, Asics sẽ từ kẻ chinh phục trở thành kẻ thống trị trong thị trường sneakers đầy sóng gió này không ? Hãy nói ý kiến của mình cho Authentic Shoes nhé!
Bài viết liên quan