Các khái niệm thường dùng trong mua – bán ở streetwear và Sneaker Việt Nam và sự lệch lạc của nó

Thời trang đường phố Việt Nam phát triển với sự xuất hiện của hàng trăm, hàng ngàn thương hiệu local brands tương xứng với nhu cầu khổng lồ đến từ thị trường trẻ tập trung ở 02 thành phố lớn nhất cả nước Hồ Chí Minh, Hà Nội và rải rác đều ở các tỉnh thành khác. Bên cạnh việc mua đi bán lại những thương hiệu ngoại có tính quốc tế, thì những thương hiệu Việt cũng có được sự quan tâm tới các sản phẩm hiếm, sản phẩm mà người mua không có cơ hội để mua giá gốc (Retail) hoặc không có tại thị trường Việt Nam đã là nguyên nhân của sự xuất hiện rất nhiều các hội, nhóm hoạt động như 1 “Chợ Ảo”. Tại các “Nhóm Chợ” này (thường được sử dụng tên là Marketplace) – các hoạt động mua bán diễn ra rất sôi nổi, thu hút hàng trăm ngàn bạn trẻ tham gia với số lượng posts tương đương. Từ đây, mới có chuyện dở khóc dở cười liên quan đến các khái niệm thường được sử dụng trong “Chợ”. Nào hãy cùng Authentic Shoes tìm hiểu về thực trạng mua bán phi chính thức này nhé. 
 
 

MỘT SỐ KHÁI NIỆM PHỔ BIẾN VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÚNG

/brand new/ : Hàng mới hoàn toàn, chưa sử dụng lần nào.
/stock/ : nguồn hàng (thông thường được hiểu nghĩa là hàng trong kho)
/item/: sản phẩm (Đọc là ai đầm chứ không phải là i-tem)
/limited/: giới hạn (Thường là hàng giới hạn)
/retail price/: giá mác (Giá bán lẻ – giá bán mà do thương hiệu quyết định)
/resell price/: giá bán lại
/outofstock/: hết hàng
/soldout/: đã bán hết
/restock/: Thông thường, đây là một từ ám chỉ việc trên kệ đã hết hàng để bán thì nhân viên sẽ lấy tiếp hàng trên kho hoặc đợi một đợt hàng mới để bán tiếp
/resell/ : bán lại
/reseller/: người bán lại
/buyer/: người mua
/scammer/: kẻ ăn cắp (Có thể là tiền, cũng có thể là hàng)
/Flaker/: kẻ “Mua bằng miệng”. Tức là những người thỏa thuận giao dịch với người bán cho đến quyết định cuối cùng nhưng vì 1 lí do nào đó, họ “bùng” và không mua nữa
 

/Low-baller/: những kẻ thỏa thuận mua hàng với mức giá thấp hơn với mặt bằng chung
/trade/: trao đổi (thường là hàng hóa trao đổi bằng hàng hóa)
/condition/: trạng thái (viết tắt: cond, miêu tả trạng thái của hàng hóa được bán – thông thường là đã qua sử dụng)
/deadstock/: miêu tả trạng thái (Cond) của món đồ, viết tắt là DS. Deadstock có nhiều kiểu hiểu khác nhau. Một là những sản phẩm được yêu thích nhưng không còn bán hiện tại trên thị trường. Hai là những đôi giày hoàn toàn mới nhưng vì một lí do nào đó mà không bán hết phải bán ở một mức giá khuyến mãi. Nên gọi là deadstock (hàng chết). Ở Việt Nam, Deadstock thường được hiểu là cond mới hoàn toàn (cond DS).
/veryneardeadstock/: miêu tả trạng thái (Cond) của món đồ, viết tắt là VNDS. Hàng đã qua sử dụng nhưng rất ít (Chỉ khoảng 1 – 2 lần), trạng thái gần như là hoàn toàn mới.
 

/used/: đã qua sử dụng
/og all/: original all. Tạm hiểu rằng hàng mà người bán là hàng chính hãng – bao gồm sản phẩm, tem, mạc, giấy gói. Nhưng không có nghĩa đó là hàng mới và chưa xác định được trạng thái sử dụng của sản phẩm
/middleman/: người trung gian. Thông thường các cuộc giao dịch diễn ra thì nếu hai bên chưa gặp mặt nhau lần nào thì sẽ sử dụng 1 bên trung gian thứ ba để đảm bảo công bằng. Người trung gian thường là người có tên tuổi, uy tín trong cộng đồng
/pricecheck/: kiểm tra giá. Nếu người bán muốn bán đi một món mà chưa nắm bắt được giá thị trường hiện tại hoặc đang phân vân với tình trạng của sản phẩm như thế này thì nên để giá như thế nào là hợp lí thì sẽ thực hiện 1 pricecheck để tham khảo ý kiến từ thị trường
 
 
 

 
 

ĐẾN NHỮNG TÌNH HUỐNG DỞ KHÓC DỞ CƯỜI

Tất nhiên, không phải ai cũng quá am hiểu về thị trường cũng như các khái niệm trên. Nên dẫn tới những tình huống “Lệch lạc” dở khóc dở cười đến từ cả hai phía – từ người mua và người bán, từ thương hiệu (local brands) và khách hàng của mình. 
 
 
Hẳn những ai còn nhớ về những câu chuyện resell sneaker ngày xưa. Ai mà chẳng muốn bán món đồ thật nhanh để có thu hồi lại tiền sớm nhất, thế nên mới có việc “Đôi giày đã đi chục lần lần, trạng thái đã về dạng /used/ nhưng chỉ cần qua một lần clean, sơn lại vẫn có người rao bán với tình trạng DS (/deadstock/) hay VNDS”. Dĩ nhiên nếu người mua là một kẻ tay mơ không kiểm tra kĩ càng thì khi nhận hàng trên tay sẽ tá hỏa nhận ra mình mua phải cục hớ. Người mua ngay lập tức report với người bán nhưng người bán lại đổ tội ngược lại rằng là người mua có hành vi tráo hàng hoặc sử dụng rồi làm mất đi “cond”. Chuyện cãi nhau như cơm bữa này có thời điểm rất phổ biến trên các “Chợ ảo”.
 
 
Ở Việt Nam chưa có 1 tổ chức “Middle-man” hoàn thiện nào. Trong lịch sử của Vietnamstreetwear community thì chỉ có duy nhất 1 bên là PCLC (Price-check, legit-check) đứng làm nhiệm vụ trung gian. Nhưng văn hóa chi tiền cho một bên thứ ba để giúp việc mua bán an toàn thuận lợi hơn là một điều có vẻ “Xa xỉ” với Gen Z, người Việt vốn dĩ thích những thứ “Miễn phí”. Mặc dù mua 1 sản phẩm có thể lên tới hàng triệu, chục triệu nhưng chi ra khoảng 1% chi phí (Hoặc khoảng 500k – 1 triệu) người tiêu dùng vẫn cảm thấy tiếc để bỏ ra. Bên cạnh đó, sự uy tín của middle-man chưa đủ độ thuyết phục với thị trường khi đâu đó vẫn xảy ra những vụ scandal liên quan đến middle-man vì cả nể mà “nhắm mắt cho qua”.
 

ĐẾN TÌNH TRẠNG RESELL/SOLD OUT/RESTOCK CÁC LOCAL BRANDS.

 
Việc mua đi – bán lại cũng chẳng phải là mới mẻ gì với thị trường thời trang đường phố và các local brands Việt. Nhưng từ đây, cũng xảy ra những chuyện oái ăm giữa người mua và các thương hiệu do sự nhập nhằng khái niệm của các cụm từ trên.
 
Để tạo “Cơn sốt ảo” cho các sản phẩm của mình – một chiến lược “làm nóng thị trường” thông qua lực lượng cộng tác viên và resellers từ các local brands tung ra. Đó là các sản phẩm sẽ được làm truyền thông là 1 “Limited Pieces” (Sản phẩm giới hạn) để khiến Gen Z đổ xô nhau đi mua. Cung “Ảo” sẽ tăng lên nhanh chóng dưới sự hỗ trợ và “làm giá” từ các resellers – người mua sẽ cảm thấy hoảng hốt khi thông báo “Soldout” được tung ra  mà chấp nhận mua với giá “resell” cao hơn khá nhiều với giá “retail”. Nhưng câu chuyện chưa dừng ở đó – việc mua đi bán lại chỉ giúp cho thương hiệu branding, tăng độ nhận biết trên thị trường nhưng không mang 1 mảng doanh thu nào (Vì lợi nhuận là vào túi resellers). Do đó, các founders sẽ làm thêm 1 bước nữa đó là “Restock với số lượng giới hạn”. Bằng cách này, họ “đẩy nhanh” quá trình mua hàng với các sản phẩm “Giới hạn” vốn được làm nóng trước đó.
 
 
Dĩ nhiên, việc này chỉ có hiệu quả lần 1 – lần 2 và lần 3. Quá tam ba bận, khách hàng trở nên lờn với từ “Limited” và “Restock”. Cũng từ đó, Gen z tại streetwear bắt đầu lệch lạc và suy nghĩ một khái niệm cực kì sai lầm rằng “Đồ Limited thì thể nào chẳng restock lại”. Định nghĩa “Limited” trở nên mờ nhạt và gây 1 hậu quả lớn sau này.
 
Hậu quả xấu thứ nhất đó là sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu cũng như giá trị sản phẩm. Thông qua nhiều lần “Đánh lừa thông tin” thì người ta đã không còn hứng thú với sản phẩm đó nữa. Từ “Một đứa con cưng” trở thành “con ghẻ”. Một ví dụ điển hình nhất chính là đôi Yeezy 350 v2 Zebra – được mệnh danh là 1 trong những đôi Yeezy bán chạy nhất, bán giá cao nhất của năm 2018. Nhưng 2019 – 2020, adidas restock lại với số lượng cực kì lớn khiến đôi giày ở trên thị trường resell xuống giá thảm hại và giờ để sở hữu nó là một việc cực kì dễ dàng. Người mua mới thì có thể cảm thấy dễ chịu 1 chút – nhưng nếu đứng ở vị trí một người mua ở những đợt đầu tiên với giá ngất ngưởng. Họ sẽ tỏ ra không thiện cảm mấy với adidas mà tình huống xấu nhất là “Từ bỏ Yeezy – từ bỏ adidas“. “Yeezy is trash” là 1 câu phát ngôn từ 1 sneakerhead giấu tên năm 2020 dù trước đó 2018, anh ta là 1 con chiên ngoan đạo của Kanye West.
 
 Yeezy 350 v2 Zebra – Từ “Một đứa con cưng” trở thành “con ghẻ”
 
Hậu quả xấu thứ hai là sự tác động tới các thương hiệu khác. Nhiều local brands không quan trọng việc mua đi bán lại mà giá trị họ trân trọng nhất đó là khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm của mình. Nhưng reseller – vốn dĩ là 1 phần của văn hóa này – can thiệp vào và mua đi/bán lại các sản phẩm với mức giá mà cả chính founders cũng không tưởng tượng được. Để giải quyết điều này, các founders/các local brands làm ra nhiều đồ hơn – chia làm các đợt nhỏ và các mini-collection khác nhau. Nhưng những câu hỏi tựa như: 
 
“Đồ này là limited ạ?”
“Đồ này còn restock không ạ?”
Luôn khiến họ đau đầu vì một thói quen xấu đã ăn vào máu của cơ số những Gen Z hiện tại. Nếu không được thông báo là “Limited Collection” với số lượng cụ thể – không restock thì khi hàng “Soldout”. Theo lí thuyết các brands vẫn có thể “restock” lại dễ dàng để tiếp tục bán. Nhưng thị trường thì không nghĩ thế mà do hệ quả từ các chiến lược “Làm giá” thị trường đã khiến khái niệm lệch lạc.
 
Với các khái niệm trên – Authentic Shoes mong bạn đọc sẽ hiểu thêm 1 chút ít về ngôn ngữ phong phú trong thị trường thời trang đường phố này mà không bị lệch lạc.
Xem thêm :