Cùng vén màn quá khứ đầy trục trặc với những nhà mốt khác của Yves Saint Laurent

Là cái tên đầu tiên của thế kỷ 20 giới thiệu cho phái yếu những trang phục mà từng được coi là chỉ dành cho phái mạnh, khôi thể phủ nhận sự tài năng và tầm nhìn thời trang của Yves Saint Laurent. Với kinh nghiệm làm việc dưới trướng Christian Dior cùng tài năng thiên bẩm về lĩnh vực cắt may và xử lý chất liệu, ông đã để lại cho giới  thời trang vô số di sản. Bên cạnh di sản mà mình để lại, chuyện đời tư của Yves cũng là đề tài để giới mộ điệu râm ran mỗi khi nhắc đến. Nhà thiết kế với vẻ ngoài thư sinh đã có không ít “hiềm khích” với các đồng nghiệp nơi thương trường. Trong bài viết này, hãy cùng Authentic Shoes tìm hiểu ngay nha!

Karl Lagerfield

Cố giám đốc sáng tạo Chanel – ngài Karl Lagerfeld, người đã để lại nền mỏng của sự thành công hiện nay với nhà mốt nói riêng cũng như ngành thời trang nói chung, đã có một quá khứ “từ bạn thành thù” với Yves. Mối quan hệ giữa hai người đã từng được mô tả “giống như hai chuỗi xoắn kép đã mãi mãi thay đổi DNA của thời trang”. Năm 1954, hai tài năng trẻ lần đầu giáp mặt qua cuộc thi thiết kế của International Wool Secretariat (Ban thư ký Len Quốc tế). Sau phần thi chung cuộc, Yves về nhất tại hạng mục “Đầm dạ hội”, còn Karl dành chiến thắng hạng mục “Áo khoác”. 

Cùng là đồng nghiệp, hai người trở nên thân thiết hơn trong ngành thời trang, họ có rất nhiều quan niệm cung về sự xa hoa, hoa mỹ và vẻ đẹp của phái nữ. Nhưng rồi giữa hai người bắt đầu xảy ra xích mích, bắt đầu từ công việc trong ngành mốt, khi Yves được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo của hãng Dior vào lúc chỉ mới 21 tuổi, thì Karl mắc kẹt ở chức trợ lý cho Pierre Balmain trong 3 năm liên tiếp. Năm 1958, bước chuyển mình của Karl cũng chẳng vẻ vang hơn, khi ông nhận chức giám đốc sáng tạo cho Jean Patou – một hãng nhỏ bé ít danh tiếng. 

Đỉnh điểm của những xung đột, chính là chuyện tình tay ba giữa Karl, Yves và Jacques de Bascher. J. Bascher, tay chơi người Pháp với vẻ ngoài lãng mạn và đa tình, sinh ra tại Sài Gòn, Việt Nam đã khiến cả hai nhà thiết kế phải lòng khi gặp nhau tại một sự kiện thời trang cuối thập niên 1970. Sau này, Bascher quyết định chọn làm bạn đời với Karl cho đến khi ông mất, để lại Yves mối tình bỏ ngỏ đầy đau đớn. 

Tom Ford 

Khi Tập đoàn Gucci thêm cái tên Saint Laurent vào danh mục đầu tư của mình năm 1999, họ đã tìm tới Tom Ford – lúc đó là giám đốc sáng tạo của Gucci, đồng thời kiêm luôn vị trí giám đốc sáng tạo của thương hiệu Maison. Thời điểm Tom Ford trở thành “đấng cứu thế” vực dậy Gucci trước thềm diệt vong, vai trò của ông nhanh chóng được mở rộng: 6 năm sau khi nhậm chức, Tom nhanh chóng thiết kế quần áo và giày cho nam giới. Đến năm 1992, ông phụ trách toàn bộ công việc sáng tạo của Gucci, từ đồ Ready-To-Wear đến các chiến dịch và lối thiết kế cửa hàng. 

Với việc mua lại Saint Laurent, tập đoàn thời trang Gucci cũng muốn Tom Ford một lần nữa tạo nên kỳ tích ấy. Khi mới bắt đầu làm việc,Tom thiết kế đồ Ready-To-Wear cho Saint Laurent và công ty cùng tên giữ quyền kiểm soát thời trang cao cấp – cả hai được cho là có một mối quan hệ thân thiết. NTK người Mỹ từng nói: “Lúc đầu chúng tôi khá thân thiện với nhau. Yves thích việc chúng tôi mua lại công ty và muốn tôi tiếp tục thiết kế sản phẩm. Ông ta khen ngợi công việc của tôi tại Gucci, chúng tôi đã ăn tối một vài lần và trước khi tôi cho ra mắt bộ sưu tập mới, Yves là người đầu tiên được xem”. 

Nhưng ngay sau khi Tom thể hiện rõ sự bất mãn khi không được tự do sáng tạo, thì thái độ của Yves cũng nhanh chóng thay đổi. Tom Ford ưa những thiết kế gợi cảm và chông chênh giữa ranh giới của hở hang/sang trọng, còn Yves lại thích những bộ đồ quyền lực truyền thống. “Gã trai nghèo hèn này chỉ đang cố thể hiện thôi”, nhà thiết kế người Pháp miệt thị Tom trước báo giới. Mặc dù Tom chỉ trụ lại Saint Laurent một thời gian trước rời Gucci vào năm 2004 – ngay sau khi Gucci và Saint Laurent được tập đoàn xa xỉ Kering mua lại, nhiệm kỳ của ông vẫn được coi là thành công vang dội. Ông đã tiếp thêm sức sống cho đế chế thời trang đang trong thời kỳ ngủ đông và khiến doanh thu tăng gấp bội. 

Tom Ford cũng từng phát biểu : “Họ giống như Đức quốc xã, tiến tới lục soát và thẩm vấn hết người này tới người kia. Họ có thể phạt bạn và đóng cửa văn phòng. Pierre (bạn đời của Yves) là người đã gọi cho họ. Tôi chưa bao giờ nói về điều này trước đây, nhưng đó là khoảng thời gian tồi tệ đối với tôi. Pierre và Yves thật ác độc. Vì vậy, cái tên Yves Saint Laurent không tồn tại trong đời tôi”. 

Dẫu có không ít kẻ thù, thiên tài làng mốt vẫn còn đó những người bạn và người yêu thương luôn kề vai, sát cánh bên mình ở chốn lắm mộng phù hoa. Điển hình như người Loulou de la Falaise cũng là nàng thơ, niềm cảm hứng để Yves Le tạo nên bộ suit để đời có tên Smoking vào năm 1966 hay dòng nước hoa Rive Gauche từng làm mưa làm gió vào thập niên 70. Không khắc tính như Yves như Tom Ford, Loulou de la Falaise lại rất “hợp cạ” với ông hoàng đế chế Saint Laurent và cùng đồng hành với thương hiệu này trong suốt 30 năm trời. Theo dõi Luxity để cập nhật những thông tin mới nhất về các sản phẩm cũng như sự kiện thời trang xa xỉ nhé.

Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo: 

YSL của Young Thug liệu có liên quan tới thương hiệu Yves Saint Laurent

Mục nhập này đã được đăng trong News. Đánh dấu trang permalink.