Adidas Original
Giày bóng rổ Adidas
Ultra Boost
Giày chạy Adidas
Fendi là một thương hiệu đồ thời trang thành công và rất nổi tiếng trên đất nước Ý nói riêng và toàn thế giới nói chung, đây là một trong những nhãn hàng thời trang hiếm hoi được sáng tạo bởi bàn tay những người phụ nữ. Một thương hiệu mà có lẽ mọi người đã quá quen thuộc với những thiết kế da và lông thú độc đáo, đa dạng và luôn đổi mới.
Thật không ngoa khi nói những dòng collection accessories, fur coats, ready-to-wear, … của gã đồ tể này đã dẫn đầu xu hướng thời trang hiện nay của chúng ta. Vậy tại sao mọi người lại gọi Fendi là gã “đồ tể” của ngành thời trang? . Để hiểu rõ hơn về sự việc hãy cùng Authentic Shoe tìm hiểu về lịch sử gần 100 năm qua của Fendi nhé!
Người khởi đầu ý tưởng là Adele Casagrande, một người phụ nữ có niềm đam mê thời trang tại Ý. Nhãn hiệu Fendi được Adele và Edoardo Fendi(chồng) khai trương vào năm 1925 tại Rome, thủ đô của Vương Quốc Ý. Ban đầu Fendi được nhắc đến như một cửa hàng thời trang chuyên các sản phẩm về da và lông thú ở Via del Plebiscito, Rome.
Năm 1954, ông Eduardo Fendi qua đời, để lại việc kinh doanh cho vợ Adele và 5 người con gái: Paola, Anna, Franca, Carla và Alda. 5 người con gái cùng mẹ tiếp tục mở rộng và phát triển thương hiệu. Cũng như cha mẹ mình, những người con đều sở hữu cho mỗi người một thế mạnh trong kinh doanh và đều chung chí hướng muốn phát triển sự nghiệp gia đình.
Dòng sản phẩm đầu tiên của 5 chị em thành công nhất đó chính là đồ lông, những thiết kế của họ là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại với những cách tân vô cùng táo bạo làm toát lên nét quyến rũ cho người mặc. Sau khi gia nhập công ty lần lượt những cô gái đã thổi hồn cho hãng nhưng hơi thở mới đầy hiện đại và táo bạo góp phần nâng cao giá trị của thương hiệu lên một đỉnh cao mới.
Thời gian mà Fendi bắt đầu có tên tuổi và thực sự có tiếng tại Ý năm 1964, gia đình Fendi đã mở một cửa hàng tại Borgognona – con đường của những người thợ thủ công, Ở đó, nhiều tên tuổi nổi tiếng đã đặt cửa hàng tại đây, Anna Fendi đã thành lập Hiệp hội thương nhân của con phố và cô đứng ra làm chủ tịch nhằm bảo vệ những nét đặc trưng của con đường. Trong thời gian dài, con đường được công nhận là con đường thanh lịch nhất thành phố.
Năm 1965 đánh dấu bước đi quan trọng của Fendi khi có được sự hợp tác từ nhà thiết kế lừng danh Karl Lagerfeld, nhà thiết kế Karl Lagerfeld đã thay đổi hoàn toàn những khái niệm lông thú, những thiết kế của họ có vẻ mềm mại hơn, chị em phụ nữ khi diện thì nữ tính hơn, hàng bắt đầu hướng đến hình ảnh cao sang với nhiều thiết kế đắt đỏ.
Nhà thiết kế đại tài người Đức là người đã tạo ra logo 2 chữ “F” nổi tiếng của thương hiệu (ông Karl cho biết logo 2 chữ “F” là viết tắt của cụm từ “FUN FUR” – Lông thú vui). Việc này cũng xuất phát từ mong muốn đẩy mạnh các thiết kế lông thú của thương hiệu Fendi và góp phần khiến mặt hàng này, vốn dĩ chỉ dành cho giới thượng lưu, trở nên gần gũi hơn với các khách hàng đại chúng.
Đến năm 1967 nhà thiết kế Karl Lagerfeld giới thiệu các collections về accessories, ready-to-wear (đồ may sẵn) với giá cả phải chăng và thu hút rất nhiều đối tượng đại chúng ấy. Chính quyết định này đã giúp Fendi trở thành thương hiệu được săn đón và phát triển ra toàn cầu. Những năm sau đó Fendi vẫn tiếp tục tung ra thị trường các mẫu thiết kế và sưu tập thời trang và accessories đột phá, đầy sáng tạo và độc đáo với những mặt hàng chính là da và lông thú.
Đặc biệt khi Fendi ra mắt chiếc túi đầu tiên năm 1968 và được giới thiệu bởi Marvin Traub tại Rome, chiếc túi cũng đã đánh dấu sự xuất hiện của Fendi tại thị trường Mỹ khi được bày bán tại New York. Cùng trong năm này, Fendi đã tổ chức một buổi trình diễn thời trang của hãng tại Nhật Bản và bắt đầu tấn công thị trường nước này.
Bà Adele Fendi (vợ ông Eduardo Fendi) qua đời năm 1978 và công ty Fendi được chia đều cho 5 người con với Karl Lagerfeld vẫn giữ chức vụ giám đốc sáng tạo. Một điều thú vị là mối quan hệ giữa ông Karl và Fendi kéo dài tới lúc ông qua đời tức hơn 50 năm, là mối quan hệ lâu nhất của bất kỳ nhà thiết kế nào với một thương hiệu thời trang.
Thời kỳ phát triển vượt bậc của Fendi bắt đầu từ những năm 1980 tới năm 1990 khi thương hiệu liên tục mở rộng tầm ảnh hưởng và kinh doanh trên thị trường thời trang trong nước và thế giới. Lúc này Fendi cũng tung ra những mẫu nước hoa đầu tiên đến với thế giới thời trang.
Năm 1992, Silvia Venturini Fendi tham gia vào việc kinh doanh của gia đình và trở thành trợ lý của Karl Lagerfeld. Bà nhanh chóng đảm nhận vị trí trưởng bộ phận thiết kế accessories và menswear collection vào năm 1994. Vào năm 1997, mẫu thiết kế nổi tiếng nhất của Fendi do bà Silvia đảm nhận là Fendi Baguette được tung ra thị trường, nhanh chóng thu hút rất nhiều sao hạng A và nâng danh tiếng Fendi lên đỉnh cao thời trang thời đó.
Fendi được mua lại bởi ông Bernard Arnault – Chủ tịch LVMH (người sở hữu Louis Vuitton, Patrizio Bertelli và Prada) với giá 545 triệu USD vào năm 1999. Xuyên suốt những năm 2000 và 2010, Fendi liên tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trong ngành thời trang. Dù bước sang thế kỉ mới nhưng những thiết kế cũ của Fendi vẫn đẹp vượt thời đại.
Tuy nhiên thời gian này Fendi đã vấp phải một làn sóng phản đối dữ dội từ các tổ chức quyền lợi động vật sau triển lãm Haute Fourrure tập trung vào các thiết kế lông động vật tại Paris, Pháp để kỷ niệm 50 năm gắn bó của Karl Lagerfeld với thương hiệu. Các nhà hoạt động phản đối việc sử dụng lông động vật và tiến hành các hoạt động phá đám, biểu tình các show diễn của Fendi và đặc biệt là ông Karl Lagerfeld. Đây cũng là lí do Fendi bị gọi là gã đồ tể của ngành thời trang khi sử dụng lông động vật gần như trên toàn bộ sản phẩm của mình.
Đối với làn sóng phản đối như vậy, nhà thiết kế người Đức cho hay “For me, as long as people eat meat and wear leather, I don’t get the message. It’s very easy to say no fur, no fur, no fur, but it’s an industry” – Với tôi, chừng nào mọi người còn ăn thịt và mặc đồ da, tôi vẫn không nắm được thông điệp. Việc nói là không dùng lông rất dễ nhưng đó là cả một nền công nghiệp.
Ông qua đời vào năm 2019 sau 54 năm gắn bó với Fendi, trong suốt hành trình ấy ông vẫn miệt mài cho ra những sản phẩm thời trang xuất sắc dành cho những tín đồ thời trang trên khắp thế giới. Fendi tưởng nhớ ông bằng một show Haute Fourrure trong cùng năm với 54 mẫu thiết kế khác nhau tượng trưng cho 54 năm ông gắn bó với hãng.
Đến nay nhà thiết kế người Anh Kim Jones được đảm nhận chức vụ giám đốc sáng tạo của Fendi và cùng với bà Silvia Fendi, hai người tiếp tục gìn giữ, phát triển và cho ra những sản phẩm độc đáo và táo bạo nhất.
Nếu bạn muốn biết thêm về lịch sử các thương hiệu thời trang khác cũng như thời trang chính hãng hãy theo dõi Authentic Shoe nhé!
Xem thêm:
Gucci 100: Kỷ niệm 100 năm cùng đại tiệc thời trang và âm nhạc
Bài viết liên quan