Lịch sử thương hiệu đến từ nước Ý. Tại sao cả thế giới lại đang đi Fila Disruptor 2 ?

Là một cái tên có vị thế lớn trong lĩnh vực thể thao hơn một thế kỷ qua, thương hiệu Fila có nguồn gốc từ Ý, nhưng hiện tại toàn quyền sở hữu và điều hành bởi tổng công ty được cấp phép ở Hàn Quốc – Fila Korea. Hãy cùng Authentic Shoes tìm hiểu về câu chuyện thương hiệu của Fila trong bài viết này nhé!

1. Lịch sử thương hiệu

Fila được ra đời tại một thị trấn nhỏ (Biella) thuộc miền Bắc nước Ý bởi anh em nhà Fila vào năm 1911. Năm 1923, anh em nhà sáng lập mở rộng công ty gia đình, liên doanh với Maglficio Biellese và trở thành một công ty sản xuất hàng dệt kim chất lượng cao. Bắt đầu với ý tưởng kinh doanh hàng dệt may cơ bản và đồ lót cho người dân địa phương vùng Alps, Fila dần phát triển và định vị trở thành thương hiệu thời trang thể thao toàn cầu.

Enrico Frachey được bổ nhiệm vào vị trí Giám Đốc Điều Hành thương hiệu từ năm 1968 (cho đến năm 1979), là nhân tố xúc tác quan trọng cho sự chuyển đổi của Fila trở thành một thương hiệu nổi bật trong lĩnh vực thể thao. Hỗ trợ Enrico Frachey là Giám Đốc Sáng Tạo Pierluigi Rolando – người nắm giữ linh hồn của những sản phẩm mang tính biểu tượng của Fila, và Giám Đốc Kỹ Thuật Alessandro Galliano.

Sự chuyển hướng đúng đắn của thương hiệu Fila từ những năm 1970 đã mở ra một thời kỳ thịnh vượng trong thập niên 90, khi cả thế giới, đặc biệt là khu vực Viễn Đông bước vào thời kỳ đô thị hóa toàn cầu. Fila xây dựng mạng lưới các nhà bán lẻ được cấp phép trên toàn cầu trong suốt thập niên 90, đồng thời mở rộng sự tài trợ từ các vận động viên sang các sự kiện thể thao quốc tế. Thương hiệu đã vươn đến vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng toàn thế giới, chỉ đứng sau Nike Reebok vào năm 1996. Tuy nhiên, bước sang thiên niên kỷ mới, doanh thu của Fila bắt đầu có những dấu hiệu tuột dốc.

Đến tháng 1/2007, chuỗi Fila toàn cầu và tất cả các công ty con được thâu tóm bởi Fila Korea Ltd., đứng đầu là Chủ Tịch – Giám Đốc Điều Hành Yoon-Soo Yoon.

Trang phục cải tiến, sáng tạo và hiệu suất cao, đồng hành chinh phục đỉnh cao cùng những “huyền thoại thể thao” tennis, leo núi, trượt tuyết hay bơi lội đã đem lại danh tiếng và cơ hội cho Fila trong suốt thập niên 70 – 80 tại thị trường Châu Âu. Mặc dù Fila cũng khá ổn định trong phân khúc giày thể thao trong những năm tháng hoàng kim này, nhưng chỉ thực sự chuyển mình sau 20 năm tiếp theo.

 

Danh hiệu Rookie of the year của các vận động viên NBA, Grant Hill của đội Detroit Pistons (Rookie năm 1995) và Jerry Stackhouse của đội Philadelphia 76ers (Rookie năm 1996) đã kéo theo sự tăng vọt doanh thu của những đôi giày bóng rổ mang logo “F”. Tuy nhiên, chiến lược đa dạng hóa và tấn công đồng loạt vào các dòng hàng thời trang thể thao đã đẩy Fila tham gia sự cạnh tranh khắt nghiệt với các thương hiệu “có thế lực” như Nike, Adidas và cả Tommy Hilfiger hay Ralph Lauren. Doanh số bắt đầu mờ nhạt trong năm 1997 và mất kiểm soát cho đến khi bị đào thải khỏi bảng xếp hạng.

Sự thay đổi chiến lược một cách nhạy bén qua từng thời kỳ, từng thị trường sau nhiều lần “sang tay đổi chủ” đã quyết định sự thành công của Fila. Tinh thần của Fila được nhấn mạnh: “Phong cách là di sản. Sáng tạo là sức mạnh. Công nghệ là tương lai”. Nhận biết được giới hạn “Fashionale but low-tech” của mình, thương hiệu Fila đã thành lập trung tâm nghiên cứu & phát triển đầu tiên tại thành phố Portland, bang Oregon và thuê các kỹ sư làm việc từ Nike. Công ty cũng thành lập các trung tâm nghiên cứu & thiết kế tại các thị trường trọng điểm khác như Ý, Hàn Quốc và Brazil (Nam Mỹ).

 

 2. Tính biểu tượng của Fila

Thế kỷ XX đã chứng kiến một thời kỳ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử thể thao. Đồng thời, cũng mở ra một trang sử huy hoàng của thương hiệu Fila và nhiều thương hiệu thời trang thể thao khác.

 

Thành công buổi ban đầu của Fila song hành cùng vinh quang của vận động viên tennis vĩ đại trong thời kỳ này – Björn Borg. Trong bộ trang phục thi đấu được thiết kế bởi Pierluigi Rolando, tay vợt người Thụy Điển Björn Borg từng bước đạt lên đỉnh cao của lịch sử tennis. Dòng Whiteline được Fila giới thiệu từ năm 1974 không chỉ là dòng sản phẩm mang tính di sản của thương hiệu, còn là một sáng tạo táo bạo đã thay đổi “màu sắc của tennis” mãi mãi. Nếu như trước đây, trang phục của người chơi tennis chỉ mặc định một màu trắng. Logo F-box trên chiếc áo polo kẻ soc, áo khoác phối đỏ và headband của Björn Borg trong những chiến thắng liên tiếp tại Wimbledon, đã trở thành niềm tự hào của thương hiệu Fila và người hâm mộ môn tennis.

Không dừng lại chỉ riêng với tennis. Chiếc áo khoác 4 túi được đặt theo tên của vận động viên leo núi Reinhold Messner, hay bộ quần áo trượt tuyết của Ingemar Stenmark, trang phục bơi mỏng nhẹ được cấp bằng sáng chế, mặc bởi vận động viên Giovanni Franceschi hay những đôi giày bóng rổ trên sân NBA, đã tạo nên hào quang của Fila tại những sự kiện thể thao quốc tế.

Xem thêm : 20 ý tưởng phối đồ với mẫu giày quen thuộc FILA

3. Các mẫu Sneaker nổi bật của Fila

Fila Disruptor 2

Có thể nói Fila Disruptor 2 là mẫu giày bán chạy nhất của hãng. Đây còn được mệnh danh là đôi Sneaker của 2019 do Footwear News bình chọn. Fila Disruptor 2 đã nổi lên như một hiện tượng đình đám trong giới trẻ, chúng trẻ trung năng động, đặc biệt giá bán cũng rất hợp lý.

Fila Disruptor 2

Fila Disruptor 2 được phối màu cơ bản tuyền thống với tông trắng, đi kèm logo Fila cùng các màu xanh navy và đỏ, dễ dàng phối đồ, phù hợp sử dụng trong nhiều bộ Outfit khác nhau.

Fila Disruptor 2

Xem thêm : Những đôi giày Fila được giới trẻ ưa chuộng nhất

Fila Ray

Bức tường thành từ Fila Disruptor 2 có lẽ quá lớn để khiến các sản phẩm Fila tiếp theo nổi bật.

Fila Ray mang đến sự khác biệt nhiều nhất. Dòng sản phẩm nổi tiếng của hãng với những đôi sneaker hầm hố, đế giày bánh mì nhưng Fila Ray có đế giày chịu lực cực tốt, thiết kế gọn gàng, dễ dàng di chuyển khi có khả năng giảm lực cực tốt

Thiết kế giày fila ray cực nữ tính

Phiên bản giày Fila Ray đầu tiên có thiết kế màu pastel nhạt cùng với tone chủ đạo trắng, kết hợp các đường nét màu của hồng, tím. Đây là đôi giày giúp bạn trở nên nữ tính và duyên dáng hơn.

Fila Ray

Trong phiên bản thứ 2 Fila Ray nổi bật hơn với những tone màu khá bắt mắt trên chất liệu da lộn. Các màu cam, xanh và hồng giúp bạn bắt mắt và cá tính hơn.

Fila Ray

Cuối cùng phiên bản thứ 3 Fila Ray là màu xám, kết hợp phần upper có thiết kế phản quang thời thượng. Những bạn yêu thích màu trung tính, giản đơn và bền theo thời gian.

Fila Ray

Fila Barricade

Vị trí cuối cùng là một sự chọn lựa khá “hầm hố”, thể hiện cá tính mạnh mẽ đó là Fila Barricade. Ý nghĩa của chữ “Barricade” là “Rào chắn”, chính vì thế không ngạc nhiên khi Fila Barricade có thiết kế tựa như những rào chắn độc đáo.

Fila Barricade

Về lịch sử Fila Barricade, đôi giày được thiết kế dựa trên đôi giày tiền nhiệm Fila bóng rổ. Giày có đế khá cao, khoảng 3.5 cm, 4 rào chắn, mỗi phần có mỗi chữ của Fila.

Fila Mule 2020 

Bắt ngay trend 2020 là giày đạp gót, Fila đã lấy thiết kế từ phiên bản huyền thoại Disruptor đạp gót và ngay lập tức Trend Lun. 

Fila đạp gót

Como Mule của Fila có phần gót mở phía sau (không có quai) và phần mui phía trước kín màu trắng, đế cao su chất lượng cao và chất liệu vải bảo vệ tốt. Logo Fila in trên phần lưỡi gà và đế giày. Mẫu giày  này giúp giải phóng hoàn toàn phần gót và cổ chân, tạo hiệu ứng đôi chân trông thanh thoát và dài hơn, vóc dáng cũng thêm phần cao ráo.

Fila Tray Racer 

Đối với những bạn thích thiết kế với phối màu đa dạng trên một tổng thể thiết kế Chunky cao cấp thì Tray Racer là mẫu thiết kế hài lòng bạn.

Fila Tray Racer hài hoà

4. Thị trường Châu Á

Nỗ lực đa dạng hóa mô hình “cấp giấy phép địa lý” của Fila đã đạt được thành công lớn ở thị trường Viễn Đông, đưa Fila Korea trở thành thị trường quan trọng xếp thứ 2 sau Mỹ, vượt qua cả Trung Quốc và “thị trường mẹ” tại Ý. Cho đến hiện tại, Fila Korea trở thành trung tâm điều hành của Fila toàn cầu.

Thương hiệu Fila gia nhập vào thị trường Trung Quốc vào năm 2006 thông qua Belle International, nhà phân phối lớn nhất của thương hiệu Nike và Adidas tại thị trường Trung Quốc ở thời điểm đó. Ngoài ra, Belle International cũng sở hữu các thương hiệu Li Ning, Reebok, Kappa. 

Tại thị trường Việt Nam, Fila là thương hiệu ít danh tiếng hơn so với những “người khổng lồ” Mỹ – Nike và Đức – Adidas, bao gồm cả phân khúc quần áo và giày dép. 

 

 

Mục nhập này đã được đăng trong News và được gắn thẻ .