Sự thật phía sau thời trang xa xỉ: Louis Vuitton chê khách hàng ít tiền, Gucci bán hàng giả?

Thời trang xa xỉ luôn là một thiên đường mà bất cứ tín đồ thời trang nào cũng ao ước đạt tới. Việc sở hữu một món đồ của những thương hiệu này là một ước mơ cũng đánh dấu cho sự thành công của sự nghiệp. Tuy vậy, phía sau thiên đường này hẳn không phải là màu hồng như những gì chúng ta vẫn tưởng. Sau những lùm xùm gần đây, các tín đồ yêu hàng hiệu cũng hé lộ những bí mật không tưởng phía sau! Cùng Authentic Shoes tìm hiểu ngay nha!

Bạn đã bao giờ nghĩ những thương hiệu được biết đến là quy chuẩn của thời trang, coi khách hàng là trung tâm. Dẫu vậy, có vẻ họ cũng chỉ coi trọng những người có khả năng kinh tế để trở thành khách hàng của họ.

Cách đây không lâu, biên bản cuộc họp kín của Louis Vuitton đã bị lộ khiến tất cả người tiêu dùng chấn động. Trong đó, phân khúc khách hàng của thương hiệu được chia làm ba nhóm riêng biệt với tiêu chuẩn phục vụ khác biệt. Đầu tiên phải kể đến khách hàng cao cấp nhất hay khách hàng VIP (thu nhập cá nhân từ 1,5 triệu USD trở lên hoặc thu nhập hàng năm của gia đình từ 4,5 triệu USD trở lên), khách hàng có giá trị ròng cao (thu nhập các nhân hàng năm 450.000USD đến 1,5 triệu USD hoặc thu nhập gia đình từ 1,5 triệu USD đến 4,5 triệu USD) và phân khúc khách hàng không có thu nhập (bao gồm sinh viên và công nhân bình thường)

Điều đáng nói ở đây là với Louis Vuitton thu nhập dưới 450.000USD là thuộc về nhóm phi thu nhập. Đây là một câu nói vừa chế giễu vừa lăng mạ – theo Sina bình luận. Tin tức này đã làm dậy sóng cả cộng đồng người tiêu dùng thời trang. 

Để duy trì giá trị thương hiệu đối mặt với nền kinh tế suy thoái, ngành thời trang xa xỉ đã thao túng thị trường thời trang bằng lối đi riêng của mình. Hiện tại, LVMH và Kering vẫn là hai tập đoàn nắm giữ gần như toàn bộ các thương hiệu thời trang lớn. Ngoài ra, Hermes cũng là tập đoàn gia đình không thể khinh thường bởi vậy mà bất cứ hành động nào của cả ba đều gây ra những phản ứng dây chuyền. 

Biểu đồ tăng giá của những chiếc túi Louis Vuitton 2022

Mở đầu với Louis Vuitton, thương hiệu hái ra tiền cho LVMH cũng là nguyên nhân khiến LVMH có thể tăng định giá tập đoàn một cách chóng mặt. Trong những năm gần đây, thương hiệu này đã tăng giá đến 5 lần: tháng 10/2019, tháng 1/2020, tháng 9/2020, tháng 1/2021 và tháng 2. Mức tăng lên đến 20%, thậm chí một số món đồ cổ điển từng tăng 54%. Cùng với đó là sự tăng đến chóng mặt của các thương hiệu xa xỉ khác như Gucci, Chanel, MCM,… bởi sự sợ hãi bị bỏ lại phía sau.

Điều này cũng gián tiếp tạo nên hiện tượng mua nhiều để đầu tư, những người mua những chiếc túi classic của hãng sau một mùa cùng một sản phẩm đó giá bán lẻ có thể đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, về lâu về dài điều này cũng khiến cho thị trường đồ xa xỉ bị đẩy giá lên quá cao so với mức giá thực, đặc biệt là những phiên bản classic giờ đây còn đắt và khó mua hơn bất cứ phiên bản giới hạn nào khiến giới mộ điệu không khỏi ngao ngán. 

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ nhằm tái định vị thương hiệu hướng đến những khách hàng là giới siêu giàu và loại bỏ dần các khách hàng đã không còn khả năng đáp ứng việc mua sắm, các thương hiệu cũng vấp phải nhiều bê bối trong những năm vừa qua. 

Bởi mức giá resell gấp hàng chục lần của những chiếc túi Hermes Birkin và Kelly cùng với sự khó mua năm 2020 cả thế giới thời trang từng rúng động bởi đường dây làm giả túi Hermes với sự tinh vi cũng như đầu tư bài bản. Tiếp theo là năm 2021, Gucci bị khách hàng tố bán hàng giả và mới đây nhất 2022, Louis Vuitton bị cho là bán hàng giả trong chính store của mình tại Trung Quốc. Từ những đường dây làm giả tới những câu chuyện nực cười thể hiện việc quản lý hệ thống bản lẻ còn nhiều thiếu sót từ phía các thương hiệu đôi phần khiến bản thân khách hàng cũng không còn quá yên tâm khi tiêu dùng và không biết nên đặt niềm tin vào đâu? 

Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo: 

Louis Vuitton bị cáo buộc bán túi Fake ngay tại Store của mình, phải đền gấp 3 giá trị sản phẩm