Những điều có thể bạn chưa biết về logo của thương hiệu Onitsuka Tiger
Logo luôn là bộ nhận diện thương hiệu hàng đầu của những thương hiệu lớn trên toàn thế giới. Chúng ta có dấu Swoosh đến từ Nike, kí tự ba sọc độc quyền của nhà Adidas hay hình một con báo nhảy của nhà Puma,… Những logo đó đã trở thành thương hiệu độc quyền mà nhà sản xuất đặt lên những đôi giày của mình.
Onitsuka Tiger – đế chế thể thao Nhật Bản ra đời như thế nào?
Ăn theo trào lưu bóng rổ đang du nhập vào đất nước nhất là với giới trẻ dưới ảnh hưởng của văn hóa Mỹ hậu Thế chiến II, Kihachiro Onitsuka đã ấp ủ mục tiêu thiết kế nên một mẫu giày bóng rổ để làm bàn đạp thành công cho thương hiệu Onitsuka non tẻ của ông. Với yêu cầu từ một huấn luyện viên bóng rổ trong trường trung học cho một mẫu giày sở hữu hai yếu tố mà chưa đôi giày bóng rổ nào đáp ứng được tại thời điểm đó: đủ trơn cho những cú lướt nhanh và khả năng bám chắc cho những cú dừng đột ngột, Kihachiro Onitsuka không ngừng thử nghiệm và hoàn thiện để tạo ra những mẫu thử được trải nghiệm bởi các cầu thủ thuộc những câu lạc bộ có tiếng thời bấy giờ; cuối cùng, mẫu giày ra đời vào năm 1950.
Onitsuka và những cải tiến
Nhưng dù đã đáp ứng đủ các yêu cầu nêu trên, hàng giày vẫn chưa đủ để thỏa mãn cho việc chơi bóng rổ. Năm 1951, trong khi đang ăn, Kihachiro cảm thấy một xúc tu bạch tuộc đang bám dính trên thành bát, ngay lập tức một điều gì đó đã lóe lên trong tâm trí của ông. Ngay lập tức, cấu trúc tinh tế và khả năng bám dính đáng nể của cấu trúc giác hút của bạch tuộc trở thành giải pháp đột phá cho Onitsuka Tiger. Sự bám dính từ những “chân hút” lấy cảm hứng từ bạch tuộc đã cho phép mẫu giày Onitsuka OK Basketball Shoe trở thành nên goàn hảo cho những cú phanh gấp nhanh nhạy không trơn trượt mà mọi cuộc đấu bóng rổ đều cần đếm. Và sự ra đời thần thánh của giày bóng rổ Onitsuka cũng đã góp phần đem đến chiến thắng cho một trong những khách hàng đầu tiên của thương hiệu, đội tuyển bóng rổ trung học đã tìm đến Kihachiro Onitsuka.
Tiếp đến năm 1960, Kihachiro Onitsuka lại tiếp tục chứng minh ý tưởng luôn đến từ những điều tưởng như bình dị nhất trong cuộc sống như cách ông cải tiến đôi giày cảu mình lần thứ hai. Trong một lần mà Kihachiro quan sát những đầu ngón chân ông phồng rộp trong bồn tắm. Sau khi tham khảo một giáo sư đại học ngành y, ông đã biết được nguyên nhân của những vết phồng rộp chân do chạy bộ đến từ tác động của nhiệt, dẫn đến việc Kihachiro Onitsuka tập trung vào những giải pháp thông thoáng khí cho những thiết kế giày chạy bộ đường dài của thương hiệu.Giải pháp thêm những lỗ khoan vào giày trở thành một phát hiện mang tính lịch sử đối với Onitsuka Tiger vào năm 1960. Nhờ khả năng quan sát, học hỏi và kiên trì cải thiện sản phẩm, mẫu giày Magic Runner sau đó không những trở nên nhẹ hơn mà còn sở hữu khả năng lưu thông khí tuyệt vời.
Cùng những công cuộc trong việc nâng cấp đôi giày của mình, vài năm sau, Onitsuka Tiger đã đạt được thành tựu của mình vào năm 1966. Có thể nói, 1966 chính là dấu mốc quan trọng của thương hiệu Onitsuka với sự ra đời của “icon” Mexico 66, mẫu giày huyền thoại với ba sọc chéo hai bên thân giày được giới thiệu cho Thế vận hội năm 1968 tổ chức tại Mexico. Sự ra mắt của thiết kế mang tính nhận dạng 3 sọc đan chéo này cũng tiếp tục xuất hiện trên những mẫu giày mang thương hiệu Onitsuka Tiger và ASICS sau này.
Ý nghĩa logo của mãnh hổ Onitsuka Tiger
Vào năm 1969, Phil Knight đã cho ra đời công ty Blue Ribbon Sports nhằm đáp ứng nhu cầu phân phối những mẫu giày Onitsuka Tiger đến thị trường Mỹ. Công ty mà Phil sáng lập sau này cũng trở thành thương hiệu Nike, bí mật hoàn thiện và cho ra đời mẫu giày Nike Cortez được cho là đụng độ với Tiger Cortez do Onitsuka sản xuất mà Onitsuka sau này buộc phải đổi tên thành Tiger Corsair. Và từ dây phút đó, Onitsuka biết rằng ông cần một chiếc logo để nhận diện cho thương hiệu của mình.
Đặt lên bàn cân và so sánh với những trademark thương hiệu của những ông lớn cùng ngành như Nike hay Adidas, logo 4 sọc chéo của Onitsuka Tiger và của ASICS Tiger sau này cũng không hề kém cạnh về độ nhận diện. Sau hàng chục năm kể từ khi ra đời, cơ duyên tạo nên ba sọc chéo của thương hiệu mới được hé lộ vào kỉ niệm vàng của thương hiệu. Năm 1966, Onitsuka Tiger nhận thấy nhu cầu để tạo ra dấu ấn riêng biệt mang đến mức độ nhận diện cao cho các sản phẩm của mình và tổ chức một cuộc thi thiết kế nội bộ, khuyến khích sự tham gia đóng góp của toàn thể công nhân viên của công ty. Bên cạnh việc trung thành với triết lí thương hiệu và “form follows function” – hình dáng phải đi theo công năng, yêu cầu duy nhất dành cho các thiết kế logo là các thiết kế không những phải độc đáo mà đồng thời phải góp phần giúp cải thiện chất lượng thể hiện của mẫu giày.
Hơn 200 mẫu thiết kế muôn hình vạn trạng được gửi về từ các nhân viên. Từng bước một, những nhà phát triển của Onitsuka đã dần lược lại những sự lựa chọn cuối cùng cho đến khi chỉ còn 5 mẫu thiết kế logo được bước vào chung kết và trải qua các công đoạn làm mẫu. Cùng với cái vận động viên và chuyên gia từ Đại học Kyoto, những nhà thiết kế của thương hiệu đã thử nghiệm những ứng viên logo với tôn chỉ: Đâu sẽ là các thiết kế mang đến màn trình diễn đỉnh cao và mang ấn tượng thị giác rõ ràng nhất.
Kết quả cuối cùng đã thuộc về 4 sọc chéo đã làm nên nhận dạng của Onitsuka Tiger hiện nay, không những bao trùm khéo léo concept mà còn mang đến sự ổn định cho bề mặt vật liệu cũng như thay đổi mức độ ôm khít và sức bền của giày, những yếu tố then chốt để tạo nên màn trình diễn cao nhất cho các vận động viên.
Đó là đôi chút về logo của Onitsuka Tiger, mong là các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về hãng giày có truyền thống lâu đời này. Onitsuka Tiger là một thương hiệu rất đáng để tìm hiểu cũng như trải nghiệm. Hẹn các bạn vào những số báo sau của chúng mình nhé! Hẹn gặp lại!
Xem thêm:
Cách đo giày Onitsuka Tiger và bảng size chuẩn nhất 2023 cho nam và nữ
Nike Cortez và Onitsuka Tiger Corsair: Đâu là đôi giày xuất hiện trước?
Bài viết liên quan