Những sự thật lý thú xung quanh Air Max 90 “Infrared” mà có thể bạn chưa biết

Không thể chối cãi với cú đánh trực diện vào văn hóa Hip-hop của Nike bằng dòng giày Air Max huyền thoại vào những đầu thập kỷ 90, mỗi đôi giày đều mang cho mình một câu chuyện, một cảm hứng to lớn. Bước xuống những con phố và bạn không thể rời mắt khỏi đôi giày với bộ đế mang một bộ đệm Air màu đỏ kia – Nó phong cách, nó gọn gàng một cách thô kệch, nó là “Infrared”! Mẫu Air Max 90 đã trở thành một hình tượng phổ biến từ những người sưu tầm nghiệp dư cho tới những đầu giày chính hiệu. Tuy nhiên, không một câu chuyện marketing nào đứng sau đôi giày Air Max 90 như cách người tiền nhiệm của nó đã dẫn dắt mọi người vào dòng giày Air Max, đôi Nike Air Max 90 đã tự đứng lên từ chính thiết kế của nó. Trong bài viết này hãy cùng Authentic Shoes tìm hiểu ngay những sự thật lý thú xung quanh Air Max 90 Infrared mà có thể bạn chưa biết nha!

Ra mắt vào năm 1990 và được chế tác từ chính đôi bàn tay của “Phù thủy giày” Tinker Hatfield, mang trên mình thiết kế hiện đại và chắc chắn, đôi Air Max 90 được bắt đầu nguồn cảm hứng từ đôi Air Max Light được cho ra mắt một năm trước cùng với sự mong muốn mang thêm sự thoải mái với bộ đệm Air lớn hơn. Duromesh” đem lại sự thông thoáng cho người chạy cùng với hai phần chắn bùn chắc chắn làm bằng da tổng hợp, đôi giày vẫn kế thừa đôi nét từ những người tiền nhiệm như phần da lộn được kết hợp trên thân giày từ đôi Air Max 1 và những miếng nhựa dẻo giúp hỗ trợ người mang và tăng tính ổn định từ đôi Air Max Light.

Và nhiều người đã thắc mắc – “Tại sao lại là Air Max 1 rồi lại tới 90, 93, 95, …?” Thực chất thay vì được gọi là Air Max 90, đôi giày đã từng được gọi là Air Max III vào thời điểm ra mắt và cho đến năm 2000 thì được đổi lại thành Air Max 90 và tiếp tục mang theo tên gọi tới bây giờ. Và thêm một sự thật nữa về phối màu OG của đôi Air Max 90, đôi giày đã được ra mắt với phối màu “Hyvent Orange”, với ba tông màu Đen/Xám/Đỏ Cam huyền thoại thì những phối màu đầu tiên lại mang thiên hướng Cam nhiều hơn là Đỏ như là cái tên “Infrared”. Đến tận sau năm 2002 với phối màu “MX Orange”, bản Retro năm 2003 mới chính thức đóng dấu cái tên “Infrared” lên đôi giày và với những phối màu sau này như năm 2005 với bản “HOA infrared” và tiếp đến những bản retro sau này.

Air Max 90 trong xuyên suốt khoảng thời gian phát triển có thể được gọi là chú chuột bạch nho nhỏ của Nike, Air Max 90 đã có vô cùng các bản thể kết hợp khác nhau, không phải là đôi Vans Old Skool/ Air Max 90 từng làm đau đầu các đầu giày vào khoảng những năm 2012 tại Việt Nam, Nike đã từng cho đôi Air Max 90 một bộ đế Lunarlon và tiêu biểu là phối màu “Moon Landing” vào tháng 7 năm 2014, một bộ đế Free Run được cắt từ túi khí lên tận mũi giày, phiên bản 1/90, nhiều phiên bản boot dành cho mùa thu/đông và gây tranh cãi nhất là đôi 90 “One Time Only” mang trên mình bộ đệm Air 360 vào năm 2006.

Có lẽ sự thành công nhất của đôi Air Max 90 nằm ở phối màu của nó. Cái tên “Infrared” đã được gắn song song với cái tên của chính đôi giày và có một sự thật thú vị ở đôi Air Max 90 là khi mang trên mình các phối màu nổi bật thì đôi giày lại đẹp hơn. Gần đây nhất là sự trở lại của phối màu Viotech từng được ra mắt trên đôi Nike Dunk Low năm 2002 và được các đầu giày yêu thích trên đôi Air Max 90 , đi xa hơn về những thời kỳ đầu thì đôi “Bacon” lấy cảm hứng từ buổi ăn sáng quen thuộc vào những năm 2004, “Clerks” bởi Size? vào năm 2005-2006, phối màu “WarHawk” lấy cảm hứng từ chiếc máy bay chiến đấu P-40 WarHawk vào thời Thế chiến 2 ra mắt năm 2007, bản collab “Homegrown” của Patta năm 2006, bộ ba “USA” kỉ niệm ngày độc lập Mỹ trong năm 2013, phối màu Suit&Tie vào năm 2014 và màu GymRed ra mắt cùng năm. Đặc biệt hơn nữa là Nike đã giành ra một phiên bản đặc biệt cho Tổng thống Geogre Bush, một vị tổng thống vô cùng hứng thú với nền văn hóa sát mặt đất, “Air Pres” với phối màu xanh cùng với họa tiết nhỏ của lá cờ nước Mỹ trên lưỡi gà của đôi giày.

Về một khía cạnh nhìn trực quan, đôi Nike Air Max 90 không chỉ vô cùng dễ dàng bắt vào mắt của những người sưu tầm giày mà còn mang trên mình một sự phong cách và tồn tại như một yếu tố thiết yếu trong những bộ trang phục StreetWear.

Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo: Tinker Hatfield đã thay đổi giày tennis như thế nào?