Vans trở thành con gà đẻ trứng vàng sau khi bị mua lại?

Bạn có từng nghe thấy câu “Gà công nghiệp” ám chỉ những con gà được nuôi hoàn toàn bằng quy trình công nghiệp chỉ để lấy trứng hoặc thịt. Sử dụng những điều kiện tốt nhất để vắt kiệt một cách nhanh nhất để lấy được lợi nhuận lớn nhất? Vans sau khi được VF Corp mua lại dường như đang chứng kiển những mầm mống khá tương tự dù luôn bị phía tập đoàn phủ nhận. Cùng Authentic Shoes cập nhật ngay nha!

Sau nhiều năm vật lộn trong Shoes Game tuy Vans đã tìm được cho mình chỗ đứng riêng nhưng điều đó vẫn là chưa đủ để tồn tại. Những khó khăn liên tục ấp đến với một trong những thương hiệu duy nhất thực sự quan tâm đến những giá trị con người với hàng loạt tài trợ dành cho những giải skate cho các skaters – khách hàng trung thành nhất của họ. 

Tuy nhiên, ngựa tuy có già lại còn hom hem nhưng vẫn là một khúc xương khó gặm. Dù những thiết kế mới không đạt được nhiều thành công nhưng bất cứ ai cũng mong muốn ở mức giá $60 tìm được một đôi giày trượt mới, bền bỉ. Tận dụng triệt để điều này VF Corp đã áp dụng chiến lược restock liên tục đê khai thác triệt để con gà đẻ trứng vàng này. 

Theo thỏa thuận sáp nhập, VF sẽ trả cho cổ đông Vans 20,55 USD mỗi cổ phiếu bằng tiền mặt. Tổng chi phí của các cổ phiếu, bao gồm cả việc rút tiền từ các lựa chọn cổ phiếu, là khoảng 396 triệu USD. Vào những năm 2003 – 2004, doanh thu một năm của Vans cũng chỉ khoảng hơn 300 triệu USD mà thôi. Đây rõ ràng là một thương vụ không quá lời của thương hiệu lâu đời. Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, phần lời của thương vụ này không phải chỉ đơn giản là tiền.

Tận dụng được nguồn cung và dây chuyền toàn cầu của VF. Cộng thêm việc đội ngũ Vans kì cựu và hết lòng vì đứa con tinh thần của mình vẫn ở lại. Vans vượt qua cơn khủng hoảng tài chính một cách trót lọt và vươn lên tăng trưởng nhanh một cách chóng mặt. Vans trở nên toàn cầu hơn, mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra hơn thay vì chỉ chăm chú vào một nhóm đối tượng nhỏ. Các bản hợp tác của Vans cũng được công chúng đón nhận nồng nhiệt. Vans cũng là một trong những thương hiệu sneaker có khả năng tăng trưởng cao thuộc top đầu những năm gần đây.

Doanh số bán giày và thời trang của thương hiệu đã tăng 35% trong quý trước, công ty mẹ VF Corp (VFC) đã công bố vào thứ Sáu tuần này. Doanh số quý trước mạnh mẽ đã giúp công ty nâng dự báo tăng trưởng doanh thu năm 2019 của Vans lên 15%. Năm ngoái, doanh số của Vans đã tăng 19%.

VF Corp sở hữu một số thương hiệu nổi tiếng, bao gồm The North Face, Timberland, Wrangler và Lee jeans, nhưng Vans hiện nay đang là tài sản quý giá bật nhất của công ty.

Tuy có một số thứ phải đánh đổi nhưng dù sao thì Vans và VF Corp đều đạt được điều mình muốn. Tất nhiên những gì là huyền thoại thì hẳn vẫn là huyền thoại và không thể thay thế được. Những vụ mua đi bán lại dường như đã quá phổ biến trong Shoes Game khi mà Converse rồi cũng thuộc về Nike hay adidas rồi cũng sở hữu Reebok. Lên hương hay không thì chưa biết những có lẽ hiếm có thể giữ lại được định hướng ban đầu mà đơn giản thương hiệu này sẽ vắt kiệt để có thể lấy lại số tiền khổng lồ bỏ ra cho phi vụ chuyển nhượng. 

Con gà thì vẫn tiếp tục đẻ trứng và hi vọng về một cú bùng nổ thực sự của Vans. Dù kinh doanh tốt lên nhưng thực sự sneakerhead mua vài đôi xong lại không biết mua gì nữa bởi nó quá basic. 

Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo: Patta x Vans Vault cho một mùa thu cổ điển

Mục nhập này đã được đăng trong News và được gắn thẻ .