TIE-DYE – không chỉ đơn giản là những vòng tròn màu sắc

Nhắc tới Tie-dye, các bạn sẽ nhắc tới những concepts áo gần đây của các local brands hay cả những thiết kế của các ông lớn thời trang thế giới. Vậy ngoài những điều đó, các bạn có biết gì thêm về Tiedye và câu chuyện phía sau?

TIE-DYE – Biểu tượng kỷ nguyên

Trước khi các trở thành trends lại ở Việt Nam, Tie-dye đã được nhiều các brands về streetwear áp dụng trên nhiều sản phẩm của họ như STUSSY, UNIQLO và cả PEACEMINUSONE của Gdragon..

tiedye-khong-chi-don-gian-la-nhung-vong-tron-mau-sac

Tie-dye là 1 biểu tượng kỉ nguyên, của phong trào nổi dậy những năm 1960s -1970s ở Mỹ. Sự đa dạng về màu sắc, của Tie-dye thể hiện khả năng bộc phát cá tính bản thân – vòng xoáy cầu vồng và màu sắc rực rỡ được xem là 1 biểu tượng bác bỏ mọi rào cản cổ hủ, các quy định nghiêm ngặt trong xã hội thời đó. Cầu vồng bao gồm 07 sắc màu hoà hợp lẫn nhau, là biểu trưng của đoàn kết/ hoà bình – trong diễn biến các cuộc xâm lược tính toán của Đế Quốc Mỹ cùng với chủ nghĩa tư bản với giai cấp giàu nghèo leo thang.

tiedye-khong-chi-don-gian-la-nhung-vong-tron-mau-sac

Tie-dye – là 1 công cụ kêu gọi của Hippie – thể hiện tình yêu, và chủ nghĩa bản thân trong khi tính duy vật và trọng vật chat đang đè nén con người.

Vậy tiedye lại thịnh hành 

Năm 2019 – kế tiếp 2018 – đầy những biến động bất ổn về chính trị và quân sự ở nhiều nước, từ cuộc chiến kinh tế cho tới khủng bố. Đặc biệt là ở Mỹ và các nước châu Âu – với các cuộc thảm sát, cháy các địa điểm quan trọng – điều này đã dấy lên một phong trào “phản kháng” từ những người trẻ lên (Tương tự như những năm 1960s, 1970s).

tiedye-khong-chi-don-gian-la-nhung-vong-tron-mau-sac

Những con người yêu cái đẹp, trẻ và thích hoà bình – họ lại bắt đầu tìm lại cách thể hiện bản thân bằng việc pha chế màu sắc trên những chiếc áo. Ngoài ra, với vòng xoáy hình trôn ốc – cũng mường tượng ra về 1 “Chaos” – sự hỗn loạn trong chính trị và trong tinh thần của nhữg người sống trong thời đại Gen Z. Công nghệ, ô nhiễm – đã làm con người ngày càng trở nên thụ động và tự kỉ hơn – và người ta bắt đầu tìm về sự nổi loạn. Thế là Tie-dye (với dáng dấp của HIPPIE) trở lại như 1 vòng xoay của thời trang – và không ai có thể bắt trend nhanh hơn cùng với các thông điệp nhân văn. Đó chính là các nhà tạo mẫu thời trang – vì họ biết, giới trẻ muốn gì và thích gì?

tiedye-khong-chi-don-gian-la-nhung-vong-tron-mau-sac

Họa tiết Tie-Dye trên sneakers

Ngoài các hãng thời trang thì các ông lớn trong làng giày dép cũng không thể bỏ qua tie-dye đặ biệt là Nike. Trong những năm gần đây chúng ta ngày cáng thấy nhiều hơn họa tiết tie-dye xuất hiện trên những đôi giày của Nike từ Jordan, Air max đến các dòng hiện đại hơn là Adapt.
Và đương nhiên, những thiết kế này luôn đi đầu về doanh số, mỗi lần phát hành phiên bản mới, chúng đều sold out trong nháy mắt.

tiedye-khong-chi-don-gian-la-nhung-vong-tron-mau-sac

 

LGBT – Cộng đồng đa giới tính

Cho tới năm 2019 – sau khởi đầu của nước Mỹ, nhiều nước khác cũng bắt đầu chấp nhận việc hôn nhân đồng tính. Ai cũng có quyền mưu cầu việc xây dựng hạnh phúc cho mình, bất kì giới tính nào họ mang trong người – sau hàng thập kỉ đứng trong bóng tối, chịu đựng sự kì thị và từ bỏ của đại đa số xã hội. Màu cầu vồng cũng là màu biểu trưng cho cộng đồng LGBT và sự ủng hộ họ có được – và dĩ nhiên, không có gì đẹp hơn là 1 chiếc áo được xử lí từ Tiedye. Màu cầu vồng iconic với vòng xoáy biểu tượng – đã, đang và mãi là 1 thiết kế đi cùng với sự ủng hộ cộng đồng LGBT.

tiedye-khong-chi-don-gian-la-nhung-vong-tron-mau-sac

“Sustainable Fashion” sẽ trở thành 1 trong như xu hướng và keycore sang tạo của nhiều nhà thiết kế thời trang trong năm 2019. Tiedye cũng vậy, theo đúng concept mà Hippie culture để lại thì – Tiedye những năm 1960s, 1970s là việc tối đa hoá sử dụng các sản phẩm áo cũ, tái chế lại và nhuộm màu trên nó – thì đây cũng là 1 cách recycle các sản phẩm dùng lại “Sustainable Fashion”.

tiedye-khong-chi-don-gian-la-nhung-vong-tron-mau-sac

Gen Z – Tripping ảo diệu

Những năm gần đây đón nhận hằng hà vô số các sản phẩm từ MV âm nhạc, phim ảnh.. mang màu sắc sặc sỡ và pha trộn từ việc sử dụng các loại kích thích gây ảo giác mạnh như LSD, DMT và Marijuana.. Như Sicko mode, LSD hay Black Mirror BanderSnatch.. việc các rapper ảnh hưởng lên cộng đồng là không hề nhỏ – và việc bị ấn tượng mạnh bởi màu sắc – cũng chính là việc yêu thích và mang lại của Tie-dye. Có thể giải thích bằng việc tự do, không bị ai điều khiển và hoà nhập với đất trời, thiên nhiên – đã khiến Tiedye được GenZ lại yêu thích.

tiedye-khong-chi-don-gian-la-nhung-vong-tron-mau-sac

Sự trở lại của màu sắc

Các nhà thiết kế – đứng đằng sau là các bậc thầy kinh doanh – đều hiểu rõ ràng rằng – Không nên quá khai thác mạnh mẽ một hình tượng lâu dài. Black-white hay chủ nghĩa tối giản hoá /minimalism/ hay thô mộc /brutalism/ đều đã đạt được đỉnh trong giai đoạn 2018 vừa qua, khách hàng họ đang muốn thứ gì đó màu sắc và nổi loạn hơn – theo những yếu tố khách quan mình vừa nêu trên. Đó cũng là lí do vì sao, Tie-dye lại trở lại runway với các cách biến tấu và tiết chế tuỳ thuộc vào mỗi nhà thiết kế – nhưng 1 nhà làm được, thì các nhà khác cũng làm được. Thế là nó trở thành xu hướng

tiedye-khong-chi-don-gian-la-nhung-vong-tron-mau-sac

Tiedye, luôn là một biểu trưng cho việc tự do, phản văn hoá – thể hiện tiếng nói của người trẻ. Nhưng không như giai đoạn 1960s, 1970s, có vẻ Tie-dye đang bị lạm dụng hoá về tính thích nhiều thứ hơn của gen Z. Đó là câu chuyện đằng sau họa tiết vạn người mê này, tiếp tục theo dõi Authentic Shoes để có thêm những kiến thức hữu ích về thời trang nhé.

Mục nhập này đã được đăng trong News. Đánh dấu trang permalink.