Cha đẻ của các thương hiệu đình đám nhất thế giới là ai?

Là một tín đồ của thời trang, chắc hẳn mọi người không còn quá xa lạ với Supreme, Off-White, Fear of God hay Stüssy…những thương hiệu đình đám với vô số bộ sưu tập ấn tượng mà bất kỳ người yêu street style nào cũng ao ước được sở hữu. Nhưng liệu bạn có biết những người đứng đằng sau làm nên thành công của loạt thương hiệu này, họ là ai? Cùng Authentic Shoes tìm hiểu nhé.

1. STÜSSY – SHAWN STUSSY 

Có thể nói, Stüssy là cái tên gạo cội trong làng thời trang đường phố. Bất kỳ item nào có logo Stüssy chắc chắn sẽ tạo ra cơn sốt đối với các tín đồ streetwear.  

cha-de-cua-cac-thuong-hieu-dinh-dam-nhat-the-gioi-la-ai

Stüssy ra đời từ thập niên 80 và đây cũng chính là tên của chủ nhân đã sáng lập nên thương hiệu thời trang đình đám này – Shawn Stussy. Ông được xem là người đốt ngọn đuốc tiên phong cho việc tạo nên những chiếc Tees đúng nghĩa theo hướng streetwear. Ban đầu, Shawn Stussy chỉ xem đây như một công việc kinh doanh thông thường, giúp ông trang trải phần chi phí cho việc sản xuất ván trượt handmade lúc này mới là đam mê lớn của ông. Sau khi nhận thấy nhiều tiềm năng từ lĩnh vực này, Shawn Stussy bắt đầu chú tâm hơn trong việc xây dựng một thương hiệu mang đến sự mới mẻ và sáng tạo nhưng luôn có được điểm nhấn riêng theo hướng “hard to get”.

cha-de-cua-cac-thuong-hieu-dinh-dam-nhat-the-gioi-la-ai

Năm 1996, ông từ chức chủ tịch công ty, bán toàn bộ cổ phần của mình cho người bạn kiêm đồng sáng lập công ty là Sinatra. Năm 2009, Shawn Stussy trở lại công ty để thành lập S/Double Studio cho riêng mình.

2. SUPREME – JAMES JEBBIA

Supreme có lẽ là một cái tên đã quá quen thuộc trong cộng đồng streetwear thế giới, với giá trị thương hiệu lên đến hàng tỷ USD. Nhưng ít ai biết, người làm nên thành công hiện tại của Supreme – James Jebbia ban đầu chỉ là một nhân viên thuộc cửa hàng trượt băng tỉnh lẻ.
James Jebbia xuất thân từ một gia đình không có nền tảng thời trang, với cha là phi công quân đội và mẹ là giáo viên. 

cha-de-cua-cac-thuong-hieu-dinh-dam-nhat-the-gioi-la-ai

Vào năm 1983, James chuyển đến New York và bắt đầu thử sức với nhiều công việc khác nhau. Sau khi trải qua một số công việc kinh doanh nhỏ lẻ, vào tháng 4/1994 James Jebbia bắt đầu khai sinh cửa hàng đầu tiên của Supreme tại trung tâm thành phố Manhattan với số vốn 12.000 USD ít ỏi. Thời điểm đó, cửa hàng Supreme chỉ là một gian phòng cũ, bày bán quần áo, phụ kiện và ván trượt chịu ảnh hưởng bởi phong cách của đa số thanh thiếu niên những năm 90s. Đến nay, Supreme đã có khoảng 12 cửa hàng phủ sóng trên toàn thế giới, từ Anh, Mỹ, Pháp đến Nhật Bản.

cha-de-cua-cac-thuong-hieu-dinh-dam-nhat-the-gioi-la-ai

Năm 2018, James Jebbia đã xuất sắc chiến thắng giải thưởng Nhà thiết kế thời trang nam của năm 2018 do CFDA (Council of Fashion Designers of America) tổ chức. Và Supreme chín là thương hiệu thời trang đường phố đầu tiên được vinh danh tại hạng mục này.

3. OFF-WHITE – VIRGIL ABLOH

Vào tháng 8 năm ngoái, Farfetch đã chính thức mua lại New Guards Group – công ty mẹ của Off-White với giias 675 triệu USD. Tuy nhiên, linh hồn của Off-White vẫn không ai có thể thay thế được ngoài Abloh Abloh. Vốn dĩ Virgil Abloh xuất thân là sinh viên xây dựng thuộc Đại Học Wincosin- Madison, nhưng “nghề chọn người” anh sau đó đã lấn sân sang lĩnh vực thời trang và có một sự nghiệp lừng lẫy như hiện tại.

cha-de-cua-cac-thuong-hieu-dinh-dam-nhat-the-gioi-la-ai

Virgil Abloh cũng là người Mỹ gốc Phi đầu tiên nắm quyền trong lịch sử của thương hiệu Louis Vuitton, đồng thời cũng là số ít những NTK da màu có cơ hội gặt hái thành công từ những nhà mốt Pháp. Ngoài thời trang, Virgil Abloh cũng từng đẩm nhận vai trò DJ, nhà sản xuất ấm nhạc và từng thắng giải Grammy cho hạng mục thiết kế bìa album đẹp nhất.

cha-de-cua-cac-thuong-hieu-dinh-dam-nhat-the-gioi-la-ai

4. FEAR OF GOD – JERRY LORENZO

Jerry Lorenzo là một người không được đào tạo bài bản về thời trang. Tất cả những kinh nghiệm anh có được đều đúc kết từ chính quá trình vừa học vừa làm của mình. “Tôi không biết gì về sản xuất, hay cách tạo mẫu, hay các mùa trong thời trang” anh chia sẻ. Đây cũng chính là lý do tại sao, Fear of God không bao giờ tuân theo lịch thời trang theo mùa, mà chỉ phát hành các BST khi chúng thật sự sẵn sàng. Và không thực hiện các buổi trình diễn thời trang hoặc làm việc tại bất kỳ thị trường thời trang truyền thống nào, không có đội ngũ marketing, không có gì cả. Khái niệm làm mọi thứ theo cách của bạn vì những lý do đúng đắn là cốt lõi mà Lorenzo làm nên thành công của Fear Of God như ngày nay.

cha-de-cua-cac-thuong-hieu-dinh-dam-nhat-the-gioi-la-ai

Trở về thời điểm sơ khởi, dù thiếu hụt về kiến thức nhưng Jerry Lorenzo đã rất can đảm khi một mình mày mò gây dựng nên Fear Of God với số vốn 14.000 USD ít ỏi. Nhưng chính nhờ cảm quan tốt về thị trường lẫn xu hướng thời trang, bộ sưu tập đầu tiên của Lorenzo đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Kanye West. Nam rapper sau đó đã mời Jerry hợp tác trong dự án Yeezus tour merch và Yeezy mùa một. Từ 2013, Fear of God đã tăng gấp đôi doanh thu hàng năm dù không nhận đầu tư từ bên ngoài. 

cha-de-cua-cac-thuong-hieu-dinh-dam-nhat-the-gioi-la-ai

5. BAPE – NIGO

Nigo, người sáng lập và chủ sở hữu cũ, cho biết mẹ và cha mình, lần lượt là y tá và người làm biển quảng cáo, là những người có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tính cách của anh ấy, mặc dù cả hai đều làm việc nên anh ấy dành nhiều thời gian ở một mình với đồ chơi.

cha-de-cua-cac-thuong-hieu-dinh-dam-nhat-the-gioi-la-ai

Anh ấy cũng tín nhiệm DJ – chuyên gia thời trang Hiroshi Fujiwara là hình mẫu kinh doanh của mình. Biệt danh của anh ấy có nghĩa là “số hai” trong tiếng Nhật; Giám đốc điều hành của cửa hàng thời trang Astoarobot đã đặt biệt danh này khi ông nhận thấy sự giống nhau về thể chất với Fujiwara. Nigo trích dẫn những ảnh hưởng ban đầu của anh ấy như Elvis, The Beatles và các nghệ sĩ hip-hop như Beastie Boys và Run – DMC.

cha-de-cua-cac-thuong-hieu-dinh-dam-nhat-the-gioi-la-ai

Sau khi học chỉnh sửa thời trang ở trường đại học, anh ấy làm biên tập viên và là nhà tạo mẫu cho tạp chí Popeye. Sau khi vay bốn triệu yên từ một người quen, người cũng cho anh ta sử dụng cửa hàng của mình, anh ta mở “Nowhere”, cửa hàng đầu tiên của anh ta, cùng với Jun Takahashi của Undercover, vào ngày 1 tháng 4 năm 1993, tại Ura – Harajuku. Quyết định thành lập thương hiệu của riêng mình, anh đặt tên nó theo tên bộ phim Planet of the Apes năm 1968.

cha-de-cua-cac-thuong-hieu-dinh-dam-nhat-the-gioi-la-ai

Theo Nigo, cái tên “BAPE” có liên quan đến “A Bathing Ape in Lukewarm Water”. Người Nhật thường tắm hàng ngày trong nước ở nhiệt độ trên 40 độ C (104 độ F). Như vậy, tắm trong nước ấm là tắm quá nhiều vì nó ngụ ý rằng bạn đã ở trong bồn tắm quá lâu, nước đã trở nên lạnh. Đây là một ám chỉ mỉa mai về thói lười biếng của thế hệ trẻ Nhật Bản, những khách hàng của chính thương hiệu.

Tiếp tục theo dõi Authentic Shoes để cập nhật những thông tin mới nhất về thời trang và giày dép nhé.

Mục nhập này đã được đăng trong News. Đánh dấu trang permalink.