Adidas Original
Giày bóng rổ Adidas
Ultra Boost
Giày chạy Adidas
Dior được sáng lập bởi Christian Dior, nhà mốt lừng danh đã tạo nên một kỷ nguyên sáng ngang với Chanel. Thậm chí, cả hai được coi là hai thái cực của phái đẹp khi một bên đi theo sự cổ điển đầy quyến rũ còn một bên tôn sùng sự “giải thoát” hay lối phóng khoáng của người phụ nữ. Ấy vậy mà, cô nàng Dior đầy nữ tính và cổ điển ấy cũng đã có thời cuồng loạn, đạp đổ tất cả mọi khuôn phép mà bước ra. Người cho cô gái ấy sự dũng cảm ấy chính là John Galliano – gã điên người Anh. Những thiết kế của Dior dưới thời ông khiến người ta không thể không trầm trồ. Trong bài viết này, hãy cùng Authentic Shoes tìm hiểu về Dior và John Galliano nha!
Dior được khai sinh vào tháng 12 năm 1946 với một tôn chỉ duy nhất chính là khiến phụ nữ tự tin và làm cho họ đẹp hơn, lấp lánh hơn bất cứ thứ gì trên thế giới này. Dẫu vậy, sau thập kỷ của New Look dường như Dior đang dần mất đi sự yêu thích của phái đẹp trên khắp thế giới bởi chính sự cổ điển và thanh lịch mà nó luôn hướng tới. Khi mà nữ quyền lên ngôi, các trang phục thoải mái cũng được khách hàng ưu tiên lựa chọn hơn. Giờ đây người phụ nữ cũng cần đi làm và đi làm với nhiều ngành nghề khác nhau trong chứ không phải chỉ là một bông hoa để trưng trong nhà nữa rồi. Chẳng ai sẽ mặc những Haute Couture đi đến văn phòng công sở cả và sẽ chẳng ai duy trì sự thanh lịch cốt lõi với đôi giày cao gót khi phải di chuyển hàng ngày bởi tính chất công việc nặng nhọc.
4 thập kỷ sau khi nhà sáng lập Christian Dior mất, người ta đã đặt kỳ vọng vào John Galliano khi ông được giao trọng trách giám đốc sáng tạo của thương hiệu. Giống như cái cách mà Tom Ford đã cứu Gucci ra khỏi bờ vực thẳm với những thiết kế của mình, nhưng dù vậy, ngay từ ban đầu sự điên loạn của John đã khiến người ta nghi ngờ bởi ông là người cực kỳ khó kiểm soát. Ở thời điểm đó giới chuyên môn cho rằng, sự thay đổi là cần thiết để kéo Dior ra khỏi vực thẳm nhưng John Galliano tuy tiềm năng nhưng chưa hẳn đã là sự lựa chọn tốt. Sau nhiều tranh cãi, “gã điên nước Anh” vẫn chính thức trở thành giám đốc sáng tạo của Dior.
Giới mộ điệu vốn đã quá quen với sự quái tính của John khi ông được mệnh danh là “gã điên nước Anh” trong làng thiết kế. Ông điên rồ trong đời sống nhưng tỉnh táo trên bước đường làm nghệ thuật. Được sinh ra với gia cảnh không mấy giàu có, cậu bé nhập cư nghèo người Tây Ban Nha đã thực hiện được giấc mơ phá kén của mình khi biến mọi đồ vật xung quanh ông trở nên khác lạ và cuốn hút một cách khó hiểu.
Đến với Dior vào năm 1966, ông đã tạo ra chuyến du hành trong tâm trí dựa trên chất nữ tính và sang trọng đặc trưng của thương hiệu. Có người cho nó là lạc quẻ nhưng lại có những người chết mê chết mệt Dior ở thời điểm đấy. Tuy nhiên, không thể phụ nhận hiệu ứng truyền thông mà Dior mang tới mỗi khi bộ sưu tập mới được ra mắt. Thậm chí có người còn cho rằng đây là khoảng thời gian mà Dior thành công nhất sau thời điểm ban đầu với hào quang quá lớn của New Look. Bằng việc đẩy Dior tới tận cùng của sự đột phá, John liên tục đưa ra những tư tưởng cấp tiến, giải phóng cơ thể con người bằng những trang phục tưởng như không đi theo bất cứ quy tắc thời trang nào.
Những tưởng hình ảnh của những cô gái bán hoa sẽ không bao giờ được bắt gặp trên sàn diễn runway của những thương hiệu xa xỉ như Dior thì giờ đây ta thấy họ xuất hiện đầy xinh đẹp, phong trần và đầy quyến rũ. Hay một mặt ít ai thấy của một cô công chúa đó là sự tang thương, gai góc. Thậm chí sống lại cả một nền văn hoá độc đáo từ quái đản đến điên rồ. Ta nhìn thấy một Dior mà không phải Dior, sự thay đổi đến chóng mặt khiến giới mộ điệu phấn khích.
Lúc bấy giờ khi mà thời trang đã dần bão hoà bởi sự thương mại hoá thì Dior xuất hiện như một điểm sáng. Vào thời điểm đó bộ sưu tập thành công nhất chính là The Matrix lấy cảm hứng từ Ballet Russes và Marchesa Casati. Cùng với đó là sự xuất hiện liên tục trên thảm đỏ Hollywood khi được các ngôi sao nổi tiếng lựa chọn như: Naomi Campbell, Nicole Kidman,…
Từng rất thành công nhưng có lẽ với John thì Dior như một ngôi sao băng vụt sáng. Vì nó ông đã không ngừng ép buộc bản thân sáng tạo, khiến cơ thể phải liên tục sử dụng các chất kích thích như rượu, ma tuý, thuốc ngủ, thuốc giảm đau. Cùng với sức khỏe sụt giảm đó là tình trạng thường xuyên không tỉnh táo với đoạn clip xúc phạm hai vợ chồng người do Thái vào năm 2011 tại quán Bar khiến John bị hất cẳng ra khỏi Dior.
Một phần vì Dior sợ ảnh hưởng đến danh tiếng, một phần bởi có vẻ ban lãnh đạo không còn vui vẻ khi mà số tiền mà thương hiệu phải chi ra cho mỗi bộ sưu tập quá lớn.
Một thời gian sau ta không còn nhìn thấy John xuất hiện cùng với Dior nữa. Ông quay trở lại tập trung cho thương hiệu của bản thân cũng như đảm nhận vị trí giám đốc sáng tạo cho Maison Martin Margiela. Có lẽ trở về với đúng nguyên bản nơi mà phù hợp cả từ tính cách đến lối sống mới khiến ông tìm được chính mình. Cái kết đẹp cho John nhưng Dior sẽ mãi mãi mất đi một huyền thoại.
Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo: BST Dior x Travis Scott ra mắt hoành tráng tại tuần lễ thời trang Paris
Bài viết liên quan