Khởi nguồn của những mâu thuẫn 

Mọi chuyện bắt đầu từ thập niên 1920, khi hai anh em Adolf (Adi) và Rudolph (Rudi) về làm việc cho công ty Dassler Shoe Factory của gia tộc. Một người đảm nhiệm kinh doanh, một người lo khâu sản xuất. Nơi khai sinh ra công ty này là phòng giặt ủi của mẹ đẻ hai người ở thị trấn nhỏ Herzogenaurach của nước Đức. Adi thì trầm lặng, ít nói trong khi người anh Rudi lại hoạt bát, nóng nảy. Chính vì khác biệt trong tính cách nên hai anh em thường xuyên xảy ra tranh cãi.

adidas-va-puma-khi-hai-thuong-hieu-lon-mang-moi-thu-gia-toc

 Vào năm 1936, khi vận động viên Owens mang giày của công ty Dassler và giành 4 huy chương vàng tài Thế vận hội Olympic, thương hiệu giày của công ty bắt đầu nổi tiếng ra khắp thế giới và doanh số bán hàng của Dassler tăng vụt. Thành công sớm này cũng đã gây ra căng thẳng giữa hai anh em, vốn đã nhiều xích mích từ trước khi ai cũng cho rằng thành quả này có được là nhờ mình. Người thì nghĩ công lao thuộc về tổ sản xuất, người lại cho rằng nhờ có đội kinh doanh chiêu dụ khách hàng mà công ty mới có thành công này.

Thù hận kéo dài vì một câu nói 

Thế chiến thứ 2 nổ ra, khi Adi đang trú ẩn trong một hầm trú bom thì Rudi cùng gia đình cũng đến trú tại đó. Adi khi ấy đã thốt lên: “Bọn khốn kiếp đó lại trở lại rồi”, ý muốn ám chỉ máy bay đánh bom của quân Đồng Minh. Rudi lại tưởng rằng câu nói ấy là nhắm vào mình và gia đình, nên đã rất tức giận. Hiểu lầm cứ tiếp tục và hai anh em không nhìn mặt nhau từ đó.

Sau khi chia tách công ty, cả hai anh em cũng đoạn tình đoạn nghĩa. Hai người lập ra Adidas và Puma, trở thành hai “đế chế” sportwear thời đó. Tuy nhiên, với người dân Herzogenaurach thì việc có hai công ty “khủng long” tại thị trấn chẳng phải là điều gì tự hào. Vì cả thị trấn bị lôi vào cuộc chiến gia tộc một cách vô lý. Cả làng phải chia thành hai phe Puma và Adidas, người phe này không được chơi hay thậm chí là kết hôn với người phe kia.

Thị trấn của những người “cúi đầu”

Đó là tên gọi khác của thị trấn Herzogenaurach sau khi Puma và Adidas “cai trị”. Do người thân hay họ hàng, láng giềng xung quanh đều làm việc cho Puma hoặc Adidas, nên họ buộc phải chọn phe. Và cách duy nhất để biết đối phương có thuộc “phe” mình hay không là cúi xuống và nhìn giày của họ, thế nên người ta gọi nơi đây là “Thị trấn của những người cúi đầu”.

Thậm chí Rudi không chịu nổi việc một ai đó lại mang giày Adidas trong nhà của ông, và cuối cùng ông đã sa thải chính cháu trai của mình là Frank Dassler với lí do “củ chuối” trên. Frank sau này đã đầu quân cho Adidas, về dưới trướng kẻ thù “không đội trời chung” với ông mình.

Hồi kết của cuộc chiến

Đến những năm 1970, cả hai anh em Rudi và Adi đều qua đời. Mối thù sâu đậm đến mức, qua đời rồi mà hai người vẫn muốn ở càng xa nhau càng tốt. Cụ thể là 2 người được chôn ở 2 đầu của nghĩa trang Herzogenaurach. Cuộc chiến thương trường giữa hai thương hiệu vẫn kéo dài khốc liệt sau đó đến mức tạp chí Fortune đã xếp nó vào danh sách những cuộc đối đầu kinh doanh lớn nhất mọi thời đại.

Cho đến tận năm 2009, mối thù này mới được làm dịu đi. Các nhân viên của hai công ty đã tổ chức một trận bóng giao hữu kết thúc mối thù kéo dài hơn 60 năm. Có một chút “tiếc thương” khi phải đến lúc “cha đẻ” của hai thương hiệu này qua đời mới có thể “xoá sổ” đi những ghen ghét ấy.

“Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” nhưng có lẽ vì khác biệt về tính cách, về lối sống quá lớn nên anh em nhà Dassler đã không thể tìm được điểm chung. Dòng họ Dassler có thể giàu có, nổi tiếng khi sở hữu hai thương hiệu thuộc hàng top thế giới, nhưng đã vĩnh viễn mất đi một thứ quý giá, đó chính là tình thân gia đình.

Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo: