Câu chuyện về một đôi giày nọ của Nike biết “Tự buộc dây giày”

Một điều tưởng chừng như vô lý lại được nhen nhóm từ năm 1989 trong bộ phim “Back to the future” nhưng phải đợi đến 27 năm sau, đôi giày huyền thoại trên màn ảnh mới trở thành hiện thực. Khi Nike ra mắt HyperAdapt 1.0 vào năm 2016, ai nấy đều sững sờ trước đôi giày có thể tự động buộc dây như thể có một thế lực nào đó điều khiển nhưng không phải ai cũng có thể mua được. Phiên bản 2.0 của sản phẩm này được hứa hẹn sẽ là một trong những điểm thú vị của năm 2018 với mức giá mà nhà sản xuất cam kết là nhẹ nhàng hơn.

 

13 năm cho một sản phẩm 

Không chỉ sẽ được bán ra với mức giá dễ chịu, HyperAdapt 2.0 còn được nhà thiết kế chính của hãng Nike là Tinker Hatfield cho biết đây sẽ là phụ kiện không thể thiếu của các vận động viên chuyên nghiệp trong giải bóng rổ nhà nghề của Mỹ (NBA) năm nay.
 

chuyen-la-co-mot-doi-giay-no-cua-nike-tu-biet-buoc-day-giay

HyperAdapt một lần nữa lại gây xôn xao dư luận như lần đầu ra mắt, nhưng ít ai biết để có được một sản phẩm như thế, đội ngũ tham gia dự án này phải mất đến 13 năm làm việc trong những phòng lab bí mật. Đã qua nhiều năm nâng cấp, tùy chỉnh và thương mại hóa, mẫu Adapt mới nhất của Nike đã tinh gọn hơn rất nhiều, nằm trọn bên trong bộ đế. Đôi Air Jordan 11 không có dây giày như các mẫu giày thể thao thường mà phần dây giày dạng rope nguyên bản được thay thế bằng những cọng cáp Adapt, tăng độ bền khi phải siết – nới trong một khoảng thời gian dài. 

chuyen-la-co-mot-doi-giay-no-cua-nike-tu-biet-buoc-day-giay

Sợi cáp này cũng không chạy qua toàn bộ những lỗ xỏ dây của phiên bản gốc, mà bỏ qua hai cặp lỗ xỏ dây thứ ba và thứ năm. Điều này cũng khiến cho ngoại hình của phần lỗ xỏ dây có chút thay đổi và có thêm một lớp phủ bằng nhựa trong mờ ở bên ngoài. Bộ đế ngoài có hình dạng trong suốt với mảng bám (traction) chính có mầu đỏ cam, trong khi phần trên (upper) tương tự như phối mầu phác thảo đầu tiên của Tinker Hatfield về thiết kế này.

Xem thêm: Nike HyperAdapt 1.0 – 1000$ có xứng đáng ?

HyperAdapt 1.0 là đôi giày đầu tiên trên thế giới thể hiện sức mạnh của công nghệ bởi chỉ cần xỏ chân vào, bạn không cần phải cúi xuống để buộc dây mà vẫn có được cảm giác thoải mái. Với hệ thống tự động thắt dây tương thích E.A.R.L. tự động làm cho đôi giày vừa vặn với đôi chân của người sử dụng. Khi gót chạm bộ cảm biến, nó sẽ biết được độ căng và khuynh hướng của bàn chân nên đôi giày có thể thích ứng được với nhiều cỡ chân khác nhau.
 

Nhắc đến HyperAdapt, Nike luôn hãnh diện về Tiffany Beers – bậc thầy sáng tạo, dù năm ngoái bà đã rời khỏi Nike để đầu quân cho hãng xe hơi Tesla của Elon Musk – tỉ phú của những ý tưởng điên rồ. Bà Beers được tuyển dụng năm 2003 với trọng trách ứng dụng công nghệ mới để hiện thực hóa đôi giày trong mơ của nhà thiết kế Hatfield, người đàn ông đứng sau những đôi sneaker nổi tiếng như Air Max 90Air Jordan XX
 

Tinker Hatfield, nhà thiết kế chính cho biết chức năng tự động thắt dây sẽ được kích hoạt khi người mang xỏ chân vào đôi giày. Nếu người mang muốn tùy chỉnh độ ôm siết, hai nút bấm (+) (-) ở phần đế giữa sẽ giúp siết hay nới phần dây cáp, còn nếu muốn “chảnh” hơn, độ rộng – chật có thể tùy chỉnh qua app Nike trên điện thoại thông minh. Tờ Engadget bình luận: “Không keo kiệt như hãng điện thoại nào đó, Jordan vẫn tặng kèm củ và sạc không dây trong hộp đựng (trong ảnh). Bạn thích đi giày nhưng ghét buộc dây, đây là lựa chọn. Nhưng, nhớ phải sạc chúng”.

Xem thêm: Giày bóng rổ với công nghệ mới nhất của Nike là mánh lới quảng cáo hay một sự mệnh thay đổi cả nền văn hóa dưới mặt đất ?

Dự án tuyệt mật 

Với lời cam kết “thoải mái về thời gian và tiền bạc” từ Hatfield, bà Beers với vai trò trưởng bộ phận công nghệ đã không hề ngần ngại khởi động cho một hành trình mà chính bà cũng không ngờ kéo dài đến 13 năm.
 

“Lúc đó, họ muốn có một bản sao của đôi giày trong phim Back to the future. Tôi biết Nike đã tạo ra một đôi và nó đang nằm trong kho lưu trữ, thế nên tôi bắt tay vào nghiên cứu ngay thiết kế này”, bà Beers kể lại.
Trong những giai đoạn đầu, bà chỉ làm việc với một số đồng nghiệp được tin tưởng nhất và tất cả phải thống nhất đảm bảo bí mật. “Suốt nhiều năm trời, dự án này được xem là tuyệt mật”, bà kể lại. “Rồi khi chúng tôi có được những bước tiến nhất định và tiến gần hơn đến việc lập kế hoạch sản xuất, nhóm người ngày càng phình to và cuối cùng phải huy động đến 100 người để làm ra 1 đôi giày”.
 

Biểu tượng thời trang của năm

Bản thân bà Beers thú nhận bà chẳng biết bao nhiêu tiền đã được đổ vào đây nhưng thời gian và công sức đầu tư cho sản phẩm là không thể đong đếm được. “Chúng tôi phải làm đến 10 mẫu thì đôi giày mới có thể mang được và lúc đó mới có thể kiểm nghiệm ở các vận động viên trước khi hoàn thiện để tung ra thị trường”, bà kể lại.
 

Tiffany Beers tự hào cho biết đây là thành tựu lớn nhất trong cuộc đời bà và từng chia sẻ sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện “đứa con” của mình. Tuy nhiên, điều gì đến đã đến. Bà đã ra đi, còn HyperAdapt vẫn tiếp tục nằm trong phòng lab để xuất hiện với hình hài mới trong năm nay. Tiếp tục theo dõi Authentic Shoes để cập nhật những thông tin mới nhất về thời trang và giày dép nhé.