Lịch sử Hermes Paris – cỗ xe ngựa quý tộc đến từ kinh đô ánh sáng

Nhắc tới thời trang xa xỉ, không thể nhắc đến thương hiệu Hermes – thương hiệu thời trang được cả thế giới ưa chuộng, đặc biệt là những chiếc túi xách Hermes Birkin được hàng triệu phụ nữ điên đảo mặc dù chúng sở hữu mức giá…trên trời. Hermès Paris là một nhà mốt không chỉ nổi tiếng về những sản phẩm xa hoa, mà còn được biết đến với bề dày lịch sử và truyền thống gần hai trăm năm. 

Thật hiếm có thương hiệu nào ra đời và phát triển qua nhiều thăng trầm với sự quản lý của 5 thế hệ trong một gia đình mà vẫn hưng thịnh đến ngạc nhiên như vậy. Hãy cùng Authentic Shoe trên hành trình xuyên thời gian để tìm hiểu thương hiệu nổi tiếng này nhé.

Thierry Hermes – Sự thành lập của một đế chế

Hermès Paris hay đơn giản là Hermes, là một trong những nhãn hiệu thời trang cao cấp được thành lập cách đây gần 200 năm. Cụ thể vào năm 1837, một người đàn ông Pháp có tên là Thierry Hermes – một thợ đóng yên ngựa và làm những chiếc dây cương bằng da. Kể từ đó, xưởng da của ông dần phát triển và trở thành một thương hiệu chuyên sản xuất đồ da xa xỉ nhất thế giới, được các ngôi sao giàu có và nổi tiếng biết đến và ưa thích những món đồ phụ trang của thương hiệu Hermes với logo hình chữ H và hình ảnh một người Đức đang điều khiển cỗ xe ngựa.

Thierry Hermes – Nhà sáng lập ra thương hiệu Hermes được sinh ra ở Krefeld, Đức, vào năm 1801. Cha ông là người nhập cư Pháp và mẹ là người Đức. Thị trấn Krefeld được biết đến là một thành phố của nhung và lụa, do có lịch sử lâu năm trong ngành dệt may. Khi cả gia đình Hermes chuyển đến Pont Audemer, phía bắc Paris, họ không mang theo ngành truyền thống từ thị trấn của họ ở Đức, mà chuyển sang buôn bán đồ da. Sau đó, họ bắt đầu chế tạo những sản phẩm khác từ da. Đây cũng chính là “Cái nôi” để một thương hiệu chuyên về đồ da cao cấp nhất ra đời và lớn mạnh.

Năm 1837, Thierry Hermes đã lập xưởng khai thác và chế tác đồ da dọc theo khu phố Grands Boulevards của Paris. Ông xác định phục vụ giới quý tộc châu Âu với những sản phẩm da đẳng cấp nhất như yên ngựa, valy. Dần dần, xưởng da mang tên Hermes cũng tạo ra các dây thắt lưng chuyên dùng trong đua ngựa. Thành công vang dội khi Các dòng dây lưng Hermes chất lượng cao của ông được công nhận, giành được một số giải thưởng, bao gồm Huân chương hạng nhất của Triển lãm Paris vào năm 1855. 

Sau đó, Hermes giành Huy chương hạng nhất trong triển lãm lần thứ hai tại Đại học ở Paris vào năm 1867. Đây là giai đoạn khởi đầu khá thuận lợi trong hành trình dài xây dựng thương hiệu của lịch sử Hermes đầy thú vị, nhưng cũng không phải không có những giai đoạn đen tối.

Lịch sử Hermes được viết tiếp bởi các thế hệ của gia đình

Khi Hermes đang ở giai đoạn thịnh vượng và rực rỡ nhất, thì năm 1878 – Thierry Hermes qua đời. Thực sự may mắn cho Hermes và cho ngành thời trang xa xỉ của thế giới là, những thế hệ trong gia đình Hermes đều cùng chung tiêu chí và tuân thủ tuyệt đối những nguyên tắc mà nhà sáng lập đã đề ra cho thương hiệu.

Năm 1880, con trai của ông là Charles-Emile Hermes tiếp quản xưởng sản xuất và chuyển cửa hàng đến một địa điểm khác trên đường du lịch Pháp. Cửa hàng này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Tại đây, ông vừa quản lý, vừa tiếp tục với tư cách một nghệ nhân làm đồ da, chủ yếu là yên ngựa và thắt lưng. Sản phẩm của Hermes lúc này chỉ phục vụ chủ yếu cho giới thượng lưu của châu Âu, Nga, Bắc Phi, châu Á và châu Mỹ. Ngôi nhà mới của Hermès đã trở thành địa điểm hàng đầu mang tính biểu tượng tại 24 Rue Faubourg Saint-Honoré trong Quận 8.

Thế hệ thứ ba của thương hiệu Hermes mới chứng kiến những biến động mang tính chất lịch sử. Đó là vào năm 1902, Charles-Emile quyết định nghỉ hưu, để cho các con trai Adolphe và Emile-Maurice của ông tiếp quản công việc kinh doanh.

Vẫn tại cửa hàng 24 Rue Faubourg Saint-Honore, Adolphe và Émile-Maurice đã cho ra mắt dòng sản phẩm yên ngựa và bắt đầu bán tất cả các sản phẩm của họ trong thị trường bán lẻ cho công chúng lần đầu tiên của Hermès. Khách hàng ngày càng đông và Hermès bắt đầu phục vụ nhu cầu và mong muốn của giới thượng lưu toàn cầu.

Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ

Năm 1914, khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Hermes không những không bị ảnh hưởng gì, mà còn bán được rất nhiều yên ngựa cho lực lượng của Nga hoàng. Tuy nhiên, khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1918, mọi thứ gần như bị càn quét và tan hoang. 

Nền kinh tế ở các nước châu Âu và trên thế giới kiệt quệ, Hermes không còn bán được sản phẩm cho giới quý tộc nữa. Lịch sử Hermes chứng kiến thời kỳ rơi vào khủng hoảng khó khăn nhất. Đến năm 1919, sự sụt giảm doanh số khiến một số mâu thuẫn nội bộ nảy sinh, Adolphe Hermes rời công ty. Emile-Maurice đã mua lại toàn bộ cổ phần của anh trai mình.

Năm 1920-1930, Hermès ra mắt dòng túi xách dành cho phụ nữ đầu tiên, năm 1924 bắt đầu được bán ra thị trường, bắt đầu lấn sân sang thị trường Hoa Kỳ.

Logo đại diện cho Hermes

Logo của Hermes được giới thiệu vào đầu năm 1950 trải qua 70 năm tồn tại và phát triển cùng thương hiệu, cho đến những giá trị và ý nghĩa mà logo này mang lại vẫn luôn được Hermes bảo lưu và phát triển mạnh mẽ. Mặc dù mãi đến năm 1950 thì logo của Hermes mới được giới thiệu như một yếu tố nhận diện thương hiệu, song ngay từ đầu thập kỷ 20 của thế kỷ 20, Hermes đã sở hữu nguyên tác của logo này từ một họa sĩ tên tuổi. Đó là bức phác họa chì của họa sĩ Alfred de Dreux – Một họa sĩ nổi tiếng của châu Âu, một nhà nghệ thuật lớn trong thời kỳ của chủ nghĩa nhân văn.

 Nhìn ngắm thiết kế logo của Hermes hệt như một bức họa hoàn chỉnh với biểu tượng một cỗ xe ngựa Đức không người lái cùng hình ảnh một quý ông thượng lưu đầy uy nghiêm, oai vệ đứng trước xe ngựa. Tổng thể logo mang đến cho người nhìn một cảm giác đẳng cấp, quyền quý của giới quý tộc Âu châu hệt như phong cách thời thượng, xa xỉ của Hermes. Qua logo của Hermes phần nào người xem có thể hình dung ra một phần Sự ra đời, hình thành thương hiệu trong lịch sử Hermes. Đây cũng được xem như là ý nghĩa của logo Hermes hiểu một cách cơ bản.

Từ năm 1930 đến năm 1978

Năm 1930, họ đầu mở kinh doanh sang đồng hồ, bắt đầu tham gia vào quan hệ đối tác then chốt với Universal Genève, nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ. Tuy nhiên, sự hợp tác này chỉ tiếp tục trong một thời gian ngắn. Đến năm 1949, Hermès đã cho ra mắt những chai nước hoa mới, cũng như cà vạt lụa Hermès dành cho nam giới, những sản phẩm rất được bán chạy trên thị trường.

Năm 1978, khi cháu trai lớn của Thierry Hermes là Jean Louis Dumas tiếp quản công ty, lịch sử phát triển Hermes bước vào một thời kỳ hoàng kim mới. Jean Louis Dumas đã mua tòa nhà bên cạnh 24 đường Rue Faubourg Saint-Honore, mở rộng trụ sở ở Paris, France.

Đây cũng là giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai đã không còn dấu vết, giới quý tộc ở các nước châu Âu, châu Mỹ quay lại cuộc sống vô cùng xa hoa. Chưa bao giờ những sản phẩm của Hermes trở nên đắt đỏ và được săn lùng nhiều như lúc này. Thậm chí, những người giàu có xem Những món phụ kiện của Hermes xa xỉ là “Tấm vé” gia nhập giới thượng lưu.

Từ năm 1978 cho đến sang thế kỷ mới

Jean-Louis Dumas (cháu trai lớn của Thierry Hermes) bắt đầu mang lại thương hiệu cho một kỷ nguyên mới, giai đoạn này ông điều hành công ty và chú trọng đến 3 dòng sản phẩm thiết yếu: quần áo may sẵn, khăn lụa và đồ da.

Những năm 1980, Jean-Louis Dumas đang đáp chuyến bay của Air France từ Paris đến London và tình cờ được ngồi cạnh Jane Birkin và cô đang rất bực bội vì đang gặp vấn đề với chiếc túi xách. Đến năm 1984, Hermès ra mắt thiết kế mới và đặt tên nó là túi Birkin, lấy theo tên nữ diễn viên. Chiếc túi là một thành công thương mại văn và giúp nâng cao hơn nữa danh tiếng của thương hiệu hàng hóa da và túi xách nữ.

Chiếc túi xách mang tên người phụ nữ nổi tiếng này đã mở đường cho Hermes đi vào thế giới tiêu dùng hàng sang trọng và xa xỉ, giúp thương hiệu Hermes định vị được đẳng cấp, tạo tiền đề cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh sang những dòng sản phẩm da khác như dây thắt lưng, kính mắt hay nước hoa…

Năm 1997, Argiela đã đưa Hermès vào bối cảnh thời trang đương đại và trở thành một thế lực lớn trong thời đại của thời trang nổi tiếng và siêu mẫu. Đến những năm 2003 Jean-Paul Gaultier là người nắm quyền chỉ đạo sáng tạo, đến năm 2005 ông tuyên bố nghỉ hưu và giao lại công ty cho bạn đồng hành thân thiết.

Dưới sự lãnh đạo tài tình của Pierre-Alexis Dumas, Hermès tiếp tục mở rộng mối quan hệ kết giao với những nhà thiết kế đình đám và thực hiện chiến lược theo hướng sáng tạo chung cho công ty. Năm 2010, ngọn đuốc sáng tạo cho quần áo may sẵn đã được chuyển cho Barshe Lemaire với tư cách là nhà thiết kế chính, người đã mang phong cách tối giản đến cho Hermès. Năm 2014, Lemaire đã bước xuống để dành nhiều thời gian hơn cho nhãn hiệu riêng của mình.

Sản phẩm biểu tượng của thương hiệu Hermes

  • Túi xách :

Túi xách Hermes cũng chứa đựng không ít câu chuyện thú vị. Năm 1956, công nương Grace Kelly xuất hiện ấn tượng với chiếc túi xách màu đen của nhà mốt để… che bụng bầu trước ống kính của những tay săn ảnh. Nguyên bản của chiếc túi ra đời khoảng năm 1935 nhưng chỉ đến khi công nương Kelly lăng-xê thiết kế kinh điển này thì nhà Hermes mới chính thức đặt tên túi là Kelly.

Một chiếc túi tiêu biểu khác của nhà mốt là Birkin. Ra đời năm 1984 sau khi nữ diễn viên Jane Birkin thổ lộ mong muốn có một chiếc túi cho mình với Chủ tịch của Hermes lúc bấy giờ, ông Jean-Louis Dumas. Để làm ra một chiếc túi Birkin, cần đến 3 con cá sấu Hermes Cuirs Precieux đẹp nhất và cần từ 18 đến 25 giờ làm việc của các thợ thủ công. Các xưởng thủ công ở Paris chỉ có thể sản xuất khoảng 5 cái mỗi tuần để cung cấp cho các cửa hàng Hermes trên toàn thế giới. Các khách hàng giàu có và nổi tiếng phải xếp hàng để được sở hữu chiếc túi này.

  • Khăn lụa :
Người ta ước tính, cứ 20 giây lại có một chiếc khăn lụa Hermes được bán ra trên toàn thế giới. Những chiếc khăn lụa của Hermes xuất hiện lần đầu vào năm 1937. Đúng dịp kỷ niệm 100 năm ra đời thương hiệu. Sở hữu họa tiết đặc trưng được dệt từ chất liệu lụa hảo hạng. Và kỹ thuật in đảm bảo độ chính xác tới từng chấm màu. Thời gian để hoàn thành một chiếc khăn có thể lên đến 18 tháng. Song những tín đồ của Hermes vẫn luôn kiên nhẫn chờ đợi để sưu tập được những mẫu khăn đặc sắc như tác phẩm nghệ thuật.

  • Vòng tay :
Ra đời vào thập niên 1940, vòng tay Hermes trở thành một trong những biểu tượng của nhà mốt. Collier de Chien (dịch theo nghĩa đen là “vòng cổ chó”) là chiếc vòng tay tiêu biểu được lấy ý tưởng từ thiết kế vòng cổ của một chú bulldog. Mẫu thiết kế này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của những người có gu thời trang tinh tế. Để từ đó nhà mốt đã phát triển thành nhiều món phụ kiện sành điệu, thời thượng. Cùng chiếc vòng Collier de Chien đình đám. Vòng tráng men Clic Clac H cũng là món phụ kiện tiêu biểu của nhà mốt. Mỗi sản phẩm gắn nhãn Hermes đều thể hiện đôi tay tài nghệ của các nghệ nhân. Từ mùa này qua mùa khác. Hermes không ngừng mang đến những tuyệt tác thể hiện tuyên ngôn thời trang mạnh mẽ và hết sức tinh tế.

 

 
Bạn muốn biết thêm về lịch sử các thương hiệu khác cũng như thời trang chính hãng hãy theo dõi Authentic Shoe nhé !
Xem thêm :

Lịch sử Dolce & Gabbana – Đứa con cưng của nước Ý 

Lịch sử Fendi – Gã “đồ tể” thành Roma