Nike SB Dunk – đằng sau đôi giày được “hype” bởi Travis Scott

Nửa cuối 2018 chứng kiến sự trở lại của dòng Nike SB Dunk nhờ sự xuất hiện trên chân của rapper Travis Scott. Thậm chí, có một thuật ngữ tên là Travis Scott effect chỉ việc các phối màu SB trên chân của chàng rapper được độn giá gấp nhiều lần. Hãy cùng Authentic Shoes tìm hiểu về một trong những lí do khiến thị trường giày ngày càng đắt đỏ nhé.

 

Vào đầu những năm 2000, Nike bước chân vào thị trường béo bở Skateboarding (giày trượt ván) và nhanh chóng nhận thất bại. Năm 2001, Sandy Bodecker được thuê để phụ trách phân khúc Skateboarding và từ đây cuộc chơi thay đổi. 

Sau này, Nike tri ân ông bằng hai phối màu lấy cảm hứng từ chiếc áo hoodie ông hay mặc. Nhận thấy rắng skaters, thay vì sử dụng các mẫu giày trượt ván mới của Nike, lại ưa chuộng các dòng cũ của công ty hơn như Air Jordan 1, Nike Blazer

Sandy Bodecker quyết định cải biến lại dòng Nike Dunk vốn có nhiêu tương đồng với Air Jordan 1. Về mặt lý thuyết Nike Dunk và Air Jordan 1 không khác nhau là mấy (thậm chí còn cùng được thiết kế bởi một người và ra mắt cùng năm). Tuy nhiên, điều đặc biệt ở Nike Dunk là phối màu gắn liền với các trường đại học mà Nike tài trợ.

Một số cải tiến lên đôi Dunk nhằm phù hợp hơn với các skaters: lót giày được gia cố, đệm Air, lưỡi gà dày và bự hơn, phần vân đế bám hơn và dây giày dẹt bình thường trở thành dây giày trở thành dây giày tròn. Và chúng ta có SB Dunk.

Xem thêm : Xuất hiện những hình đầu tiền của Travis Scott x Air Jordan 6 “British Khaki”

Bodecker biết rằng không thể tiếp cận skaters bằng hình thức tiếp thị đại chúng thông thường. Thay vào đó, ông chọn cách thức truyền miệng: không quảng cáo, chỉ bán trong các skateshops và giới hạn số lượng. Bắt đầu với 4 skaters có ảnh hưởng lúc bấy giờ.

Nike sớm cho thấy tầm nhìn của mình khi mỗi đôi SB Dunk là một câu chuyện, một chủ đề, cùng với sự phổ biến của bộ môn trượt ván khiến SB Dunk trở thành dòng giày được săn lùng bởi nhiều skaters và sneakerheads. 

Và khi cầu lớn hơn cung, giá bán lại SB Dunk sẽ bị thổi phồng lên nhiều lần so với giá gốc. Điều đó dẫn đến việc nhiều người xếp hàng trước các tiệm skate để mua đôi giày nhằm trách việc phải trả giá mua lại. Từ đây, văn hóa sneaker mà chúng ta quen thuộc ra đời (resell, camp, hype,…)

Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo: Converse cùng câu chuyện lịch sử minh chứng “gừng càng già càng cay”

Mục nhập này đã được đăng trong News và được gắn thẻ .