Sneaker phiên bản giới hạn là gì?

Đây là một vài điều bạn có thể biết: Văn hóa sneaker bắt nguồn từ câu hỏi “Mày kiếm đôi này ở đâu đấy?”. Mang một đôi sneaker hiếm, lạ mà chưa ai nhìn thấy bao giờ là việc mà những Sneakerhead làm trước khi mà Instagram phát triển. Văn hoá theo xu hướng khiến chúng ta cũng không biết đâu mới là lối ra cho nền văn hoá này. Tuy vậy, trong khuôn khổ bài viết này, Authentic Shoes sẽ gửi tới các bạn những góc nhìn cụ thể hơn về “giày giới hạn” nha!

Ngày nay thì việc mang một đôi giày mà chưa ai nhìn thấy bao giờ gần như là bất khả thi. Nhưng dù sao sự khan hiếm vẫn thúc đẩy thị trường. Và đó là lý do chính xác tại sao văn hóa Hypebeast phát triển đến vậy. Không chỉ thế thị trường resell cũng nóng hơn bao giờ hết, một mét mọc lên cả chục seller khiến ta cũng không biết đường nào mà lần. 

Xem thêm: Điểm mặt 5 đôi giày được các fashion editor yêu thích và mua đi mua lại bất kể thời tiết!

Trong một nghiên cứu của Nike năm 2015 thì fan hâm mộ của họ sẽ mua mẫu giày họ tìm thấy với bất cứ giá nào, miễn là nó limited (giới hạn) và của Nike phát hành. Nghe thì có vẻ giống đùa nhưng càng về sau đến năm 2020 nhưng sự thực đang diễn ra hệt như thế. Có những đôi giày giá bán lẻ là 200 đô nhưng được mua lại với giá tận hơn 2000 đô. Điều này dẫn đến một xu hướng sản xuất mới: Nike. Cụ thể chưa ai thống kê được bao nhiêu % nhu cầu của người mua là do brand Nike (hay bất cứ thương hiệu nào, hoặc phối màu hay chất liệu, kiểu dáng nào,…) so với % tỉ lệ người ta thèm muốn nó bởi sự khan hiếm.

Xem thêm: Các Hot Insta Đang Đi Gì Với Nike Air Force 1

Mình có đọc rằng trong một buổi phỏng vấn những người hay mua sneaker. Nike tuyên bố sẽ ra mắt bản collab với một celleb và chỉ sản xuất 300 đôi thì 100% người trong khán phòng giơ tay nói rằng muốn mua nó mặc dù không cần biết giá cả và thiết kế nhìn như nào. Một nghịch lí khác khó đối với thực trạng hiện nay.

Xem thêm: Cái nhìn toàn cảnh về Travis Scott x fragment x Air Jordan 1 High “Military Blue”

Nhưng trong một ví dụ khác khi hỏi về giá mà họ có thể trả cho một phiên bản cực kì giới hạn thì tối đa chỉ là 250 đô vì trong câu hỏi thì đôi giày được bán không hề có thương hiệu Nike. Dường như Nike đã gắn liền với một cái gì đó đồng nghĩa với việc bị hype giá sau thời gian được ra mắt. Có lẽ bản thân thương hiệu cũng đã vô cùng thành công trong việc tạo ra những ví dụ đặc biệt hoàn toàn khác biệt với những đại diện tới từ adidas, Puma hay Reebok

Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo: Đừng tự nhận mình là một fan của Nike nếu không biết được 5 đôi giày AM97 sau đây

Mục nhập này đã được đăng trong News và được gắn thẻ .