Streetwear – Đã Đến Lúc Khách Hàng Quyết Định Gía Của Sản Phẩm

Có lẽ sẽ không cần nói thêm nữa, chúng ta đã quá quen với việc của một từ mang tên là Overprice product (Sản phẩm bị đội giá) hay dễ hiểu hơn với cộng đồng là Hyped Brand/Product. Giai đoạn đỉnh cao của Hypebeast cũng đã đón nhận những cái giá resell x2, x3 thậm chí là x10 cho 1 sản phẩm giá retail chỉ ở mức ngưỡng trung bình. Bên cạnh đó cũng là 1 phần tác động của mạng xã hội và chiến lược kinh doanh “cáo già” của nhiều thương hiệu trong và ngoài nước.

Họ thường tận dụng cán cân “Cung” – “Cầu” để tạo ra sự khan hiếm “giả” trên thị trường cũng như cảm giác sai lệch về số lượng sản phẩm bán ra thị trường. Tâm lí “Hàng không sản xuất lại” “Hàng hiếm/limited” thuyết phục khách hàng tuyệt đối khiến họ sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn rất nhiều so với giá gốc của 1 sản phẩm để thỏa mãn sự sở hữu của nó. “Thuận mua thì vừa bán” – nhưng dẫu rằng, cái sự mua trên cũng đã bị “chỉ điểm” bởi chiến lược kinh doanh của từng thương hiệu.

Khi 1 người ra 1 quyết định cuối cùng để mua hàng – tất nhiên sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Thế hệ 8x-9x sẽ thường theo suy nghĩ cá nhân của họ, so sánh với các sản phẩm tương tự và đồng giá, của nhiều thương hiệu khác nhau – lợi ích của việc đồng tiền bỏ ra có đúng với mong muốn của họ hay không. Thì thế hệ Z lại tập trung vào suy nghĩ của đám đông – có thể thông qua hình thức giao tiếp vật lí giữa người với người, hoặc giữa người và mạng xã hội. Người này có – thì chắc chắn tôi cũng phải có. Sự cường điệu về nhu cầu xuất phát từ tâm lý thổi phồng và không đúng với thực tế đã góp phần tạo ra những sản phẩm đội giá lên trời.


Tuy nhiên, khi mà thời đại Hypebeast nguội bớt. Thị trường Streetwear giờ đã đông hơn rất nhiều, miếng bánh đã mở rộng và to hơn. Các thương hiệu cảm thấy việc bán 1-2 sản phẩm giá hype doanh thu sẽ không bằng việc sản phẩm của họ được tiếp nhận và dễ dàng tới tay người dùng hơn. Chiến lược kinh doanh thay đổi và dễ dàng có thể thấy điều này qua cách xử lí dòng giày Yeezy của Kanye West với Adidas trong những năm gần đây. Có thể Yeezy không hype như hồi xưa, nhưng doanh thu thu được từ những đôi giày Yeezy đại trà sẽ là 1 con số nhiều hơn với những bản hype số lượng có hạn.

Bằng các cách truyền thông của mình và dẫn dắt cuộc chơi – các phiên bản hyped giờ đây sẽ chỉ đóng vai trò là “Sản phẩm thể hiện câu chuyện” để các thương hiệu cung cấp các lựa chọn tối ưu về giá hơn cho khách hàng. Nike là 1 ví dụ, các bản collab với Travis Scott, Gdragon với Air Force 1, SB dunk cũng chỉ là bàn đạp cho gã khổng lồ nước Mỹ boost sales cho các dòng giày iconic của mình với những thiết kế na ná hoặc dựa trên 1 platform tương tự.


Bên cạnh đó, các website middle-man/ trung gian cho việc mua đi bán lại cũng áp dụng cho việc “Drop the Price” bằng cách thực hiện việc đấu giá thông minh. Bằng cách thiết lập 1 dãy giá cho 1 sản phẩm được mong chờ, người dùng có thể bid/ đấu cho sản phẩm muốn mua với giá họ sẵn lòng để trả. Trong vòng 72hrs, cuộc đấu giá này sẽ dừng lại ở mức giá mà nhiều người bid nhất. Nghĩa là, đôi giày giá $200 – có 100 người tham gia đấu giá, 20 người đấu giá $250, 50 người đấu $300 và khoảng 30 người còn lại cho mức giá cao hơn. Tổng cộng, đôi giày sẽ được bán ra với $300 vì có tận 50 người sẵn sàng bỏ số tiền đó cho đôi giày này và số kia chỉ là số ít. 100 người này đều có sản phẩm mình thích với mức giá như nhau, công bằng và văn minh. (với tỉ lệ người bỏ số tiền hợp lí là cao nhất).

Thị trường ngày càng đông đúc và khách hàng ngày càng thông minh và trưởng thành hơn. Viễn cảnh tương lai về việc theo dõi quá trình mua hàng của mình không còn xa và việc các thương hiệu nên trao quyền quyết định cho người tiêu dùng và họ sẽ là người quyết định số tiền họ trả là bao nhiêu. Nếu sản phẩm đó chất lượng tốt – chắc chắn sẽ có nhiều người trả giá cao. Nếu sản phẩm đó chất lượng kém – sẽ chẳng ai dại gì mà đi mua 1 sản phẩm tồi. Và chúng ta sẽ không còn phải nghe, phải nhìn và khó hiểu khi một sản phẩm bị đội giá quá vô lí ở tương lai nữa.

Và đừng quên hãy luôn cập nhật những thông tin mới nhất đến từ Authentic Shoes nha!!!

Bên cạnh đó, đừng bỏ lỡ: Nike Air Max 98 – đứa con bị bỏ rơi