Tại sao Sneaker mua từ Mỹ về vẫn Made in Vietnam?

Cất công đặt đôi giày yêu thích từ Mỹ nhờ bạn xách tay về, chờ 7749 ngày để được sờ tay vào “em nó”, thế nhưng nhiều người được phen “hết hồn” khi đôi giày được gắn mác “Made in Vietnam”. Có lẽ nào chúng ta đang bị lừa đảo?
 

Sneaker – những đôi giày thể thao phong cách đặc biệt là Nike hay Adidas đã chiến lĩnh thị trường trong nhiều năm qua với đủ mức giá, mẫu mã,… thế nhưng những câu chuyện lừa đảo vẫn thường xuyên diễn ra khiến người mua không khỏi băn khoăn và thường lựa chọn việc order giày xách tay từ các nước khác như Nhật, Anh, Mỹ để sở hữu một đôi giày “chính hãng” đúng nghĩa. Thế nhưng, khi mở ra thì mới ngã ngửa khi đôi giày thật sự được cộp mác Made in Vietnam, Indo hay thậm chí là Made in China,…. Đây có phải là lừa đảo? Bạn đã thực sự hiểu về nguồn gốc, xuất sức những đôi giày mà mình đang đi?
 

Theo thông tin từ báo điện tử Cafef, các công ty Mỹ thường đặt các nhà máy sản xuất và gia công tại một số Quốc gia có nguồn lao động dồi dào như Trung Quốc, Việt Nam hay Indonesia,…. Nói một cách dễ hiểu hơn, các công ty này thuê một số các công ty khác để sản xuất sản phẩm cho mình và hầu hết các công ty này thường là ở những đất nước có giá nhân công rẻ hơn so với thị trường lao động tại Anh, Mỹ hay những nước phát triển khác. Đây là một cách để họ có thể giảm thiểu đi chi phí nhân công. Không chỉ trong ngành may mặc, Apple – hãng điện thoại hàng đầu thế giới cũng được sản xuất ở Trung Quốc hay Sam Sung được sản xuất rất nhiều tại Việt Nam. 
Tương tự thì các đôi giày với các thương hiệu từ Đức hay Mỹ… vẫn “Made in China”, “Made in VietNam”, các bạn đừng lo lắng khi vừa phải bỏ ra 8-10 triệu đồng mà phải nhận lại một đôi Air Jordan ” made in China”.
 

tai-sao-sneaker-mua-tu-my-ve-van-made-in-vietnam

Đến đây chắc bạn đã hiểu lý do vì sao hàng Mỹ nhưng lại “Made in China” rồi đúng không? Có rất nhiều đặt định kiến nặng nề cho hàng “Made in China” – cụm từ này có thể định nghĩa là hàng dởm, đặc biệt là những đồ kém chất lượng. Chúng ta nên bỏ đi thói quen đánh giá thông qua những dòng chữ đơn giản đó mà nên đào sâu vào vấn đề thật – giả.
 

 
“Nhiều người bảo, ở ngoài kia giày made in Việt Nam rất nhiều và là hàng kém chất lượng, nhưng mọi người phải hiểu cho rõ về hàng Thật và hàng Giả. Hàng giả luôn bắt chước giống hàng thật nên việc in ấn tem nhãn như hàng thật là điều đương nhiên, dẫn tới mọi người hiểu nhầm Made in Việt Nam không phải hàng tốt. Nhiều người sợ cả tiêu chuẩn hàng sản xuất tại Việt Nam kém hơn sản xuất tại Mỹ, đó cũng là một sai lầm, bởi sản xuất ở đâu thì cũng phải theo một tiêu chuẩn của hãng đưa ra, và những mặt hàng này phục vụ cho việc xuất khẩu về nước của họ nên nói về tiêu chuẩn thì đương nhiên phải là cao nhất. Còn thực tế nếu nói về giày Made in US thì chắc gần như rất hiếm bởi nhà máy tại các quốc gia này ít. Made in ở đâu không quan trọng, quan trọng đó là hàng Thật hay Hàng giả, đó mới là vấn đề mọi người cần quan tâm khi mua hàng.
 
 

Vì chưa nắm rõ về các vấn đề nguồn gốc, xuất sứ đó mà nhiều người tiêu dùng mất lòng tin, thậm chí là bài trừ và có những feedback không tốt về các địa chỉ bán hàng xách tay. Về khía cạnh kinh tế, chuyện một công ty đặt trụ sở ở nước này nhưng sản xuất ở nước khác là chuyện vô cùng bình thường, nhưng điều này không phải ai cũng hiểu và nắm rõ.
 

 
Cụm từ “Made in…” không thể hiện chất lượng của sản phẩm, quan trọng hơn cả là chất lượng và uy tín của nơi bán ra sản phẩm đó. Đừng quên theo dõi Authentic Shoes để hiểu hơn về những đôi giày của bạn nhé.