Thế vận hội Olympics: Nơi giày thể thao bắt đầu

Mỗi khi kì vận hội Olympic cũng là lúc các ông trong nghành giày thể thao như Adidas, Puma hay New Balnce tung ra hàng loạt những mẫu thiết ké mới dành cho các vận đông viên nhưng mấy ai biết rằng đã từng có một thời gian, việc con người ta thực sự “đi” một thứ gì đó trên chân lại là điều hết sức hoang đường.Trong bài viết này, Authentic Shoes sẽ giới thiệu tới các bạn quá trình và lịch sử hình thành của những đôi giày thể thao qua mỗi kì vận hội Olympic.

the-van-hoi-olympics-noi-giay-the-thao-bat-dau

Trong các kì thế vận hội quá khứ, các vận động viên luôn phải sử dụng chân trần do không có bất kì một dụng cụ hỗ trợ nào khác nhưng tất cả đã thay đổi kể từ khi Đế chế Hy Lạp cổ đại bắt đầu bành trướng, các kì thi, đại hội thể thao được mở rộng, các vận động viên bắt đầu được sử dụng những đôi sandals. Ban đầu, khán giả và các vận động viên đi chân trần coi đây như là một hình thức gian lận và phản đối việc đi sandals. Sau đó một thời gian, khi sandals chứng minh được sự hiệu quả và tính khí động học của mình, nó đã dần dần được đón nhận và trở nên phổ biến hơn. 

olympics-noi-moi-thu-bat-dau

Trong khoảng thời gian giữa hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã trong thời kì đồ đồng (3200-600 trước Công Nguyên), có xuất hiện một nền văn minh nhỏ với tên gọi Etruscans (768 – 264 trước Công Nguyên) đã phát triển một loại kĩ thuật gắn đế của sandals vào phần trên mũi giày cùng với đinh kim loại. Người La Mã đã giúp những đôi giày của họ trở nên cứng cáp hơn bằng cách sử dụng những chiếc đinh tán nhằm cố định phần đế với phần upper. Sự cải tiến tưởng chừng như đơn giản ấy nhưng thực sự lại là cả một cuộc cách mạng cho giày thể thao sau này.

olympics-noi-moi-thu-bat-dau

Sau sự sụp đổ của đế chế La Mã vào thế kỉ thứ 5 sau Công Nguyên, công thức chế tạo ra các đôi sandals đã gần như bị thất truyền. Một điều khá nực cười đó là các nghệ nhân ở phạm vi ngoài đế chế vẫn tục làm ra các đôi sandals chỉ với mục đích lưu truyền cho thế hệ đời sau biết tới.

olympics-noi-moi-thu-bat-dau

Trong suốt thời kì Trung Cổ, các môn thể thao được chơi trong nhiều nền văn hóa khác nhau nhưng chính những người Anh là những người giữ lại truyền thống đua xe đạp trên đường thẳng của người Hy Lạp. Bộ môn chạy nước rút bùng nổ vào thế kỉ 18 đồng nghĩa với việc một loại giày chạy hoàn toàn mới được phát minh ra, một loại giày có trọng lượng nhẹ với khả năng bám đường tốt.

olympics-noi-moi-thu-bat-dau

Vào năm 1890, Joseph William Foster là một thợ làm giày thủ công tại Anh với mơ ước tạo ra một loại giày có khả năng tăng tốc cho người đi. Sau đó, Foster đã tạo ra một loại giày với phần mũi giày hoàn toàn mới giúp người chạy giảm thiểu đáng kể thời gian gia tốc của mình. Vào năm 1985, Foster và các con trai của ông đã thành lập công ty với cái tên J.W Foster and Sons, sau đó công ty được đổi tên thành Reebok vào năm 1958.

olympics-noi-moi-thu-bat-dau

Vào năm 1907, một công ty với tên gọi Spalding đã thiết kế ra một đôi giày đặc biệt dành cho bộ môn bóng rổ. Dần dần những chiếc đinh tán ở đế dài được dài ra và nhiều hơn ở đế, đồng nghĩa với việc người sử dụng có thể điều khiển sức lực của họ tốt hơn trên các địa hình khác nhau. Sau đó, trong suốt những năm 1920, nhiều kiểu dáng giày thể thao khác nhau đã được tạo ra với nhiều mục đích khác nhau. Việc áp dụng đế cao su xốp đã cải tiến những đôi giày giúp chúng êm và nhẹ hơn trước rất nhiều.

olympics-noi-moi-thu-bat-dau

Khoảng 50 năm đó, những đôi giày chạy đầu tiên không sử dụng đinh tán đã được giới thiệu đến với công chúng vào khoảng đầu thập niên 70. Trên thực tế, những đôi giày này đã được phát triển trong những thập niên 30, nhưng khi đó mọi người đều ưa chuộng những đôi giày đinh tán hơn. Đôi giày được Alberto Juantorena sử dụng trong thế vận hội Olympic năm 1976 là một trong những đôi giày đầu tiên có thể tháo rời đinh tán ra. Với đôi giày này, Juantorena giành huy chương vàng ở cả hai đường chạy 400m và 800m.

olympics-noi-moi-thu-bat-dau

Trong khi đó, Phil Knight là một vận động viên điền kinh tại đại học Oregon và Bill Bowerman (Huấn luyện viên của Phil) thành lập Blue Ribbon Sports vào năm 1964. Ban đầu, công ty chỉ phân phối giày của Onitsuka từ Nhật Bản sang Mỹ. Sau đó, công ty được đổi tên thành Nike vào năm 1971. Dòng sản phẩm đầu tiên của Nike là những đôi giày chạy, điển hình như Nike Cortez. Vào năm 1974, Bill Bowerman nảy ra sáng kiến về một đôi giày chạy không có đinh tán lấy cảm hứng từ bánh quế được gọi là Waffle Trainer. Sau đó, Nike dần dần đa dạng hóa các dòng sản phẩm của họ và như chúng ta đã thấy như ngày nay, Nike là công ty sản xuất giày thể thao lớn nhất trên thế giới.

Hãy tiếp tục theo dõi Authentic Shoes để cập nhập những thông tin mới nhất về xu hướng thời trang và giày thể thao.

Xem thêm: Lịch sử hình thành và phát triển của Nike Air Max Day

                  Tất tần tật về Nike Air Max từ 1978 đến nay