Dior – Biểu tượng thời trang vượt thời đại

Nhắc đến nền công nghiệp thời trang cao cấp trên thế giới chúng ta có vô vàn các thương hiệu từ lớn đến bé hay từ lâu đời hoặc mới thành lập. Thương hiệu nào cũng có cho mình những bộ sưu tập riêng mang nhiều phong cách nghệ thuật đặc sắc nhưng nói về bề dày lịch sử hình thành và phát triển thì chưa chắc có thương hiệu nào vượt qua được huyền thoại của nước Pháp đó là Dior.

Lịch sử hình thành và phát triển

Với bề dày lịch sử hơn 70 năm, Dior đã viết lên cho mình một câu chuyện về sự tiên phong trong haute couture và từ đó giúp Christian Dior trở thành huyền thoại trong ngành thời trang công nghiệp cao cấp. Ông ra đời vào tháng 1 năm 1905 tại Pháp, với sở thích những thứ đẹp đẽ, lấp lánh và hoa lá ông đã vẽ ra cho bản thân con đường đến với hội họa và nghệ thuật. Ông từng mở một triển lãm hội họa vì nhận được sự ủng hộ từ cha và thu hút được nhiều sự chú ý sau triển lãm đó. 

Triển lãm của ông cũng không tồn tại được lâu vì cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 ông liên tiếp nhận tin buồn khi mẹ và em trai đều qua đời. Sự nghiệp gia đình ông cũng đi xuống trầm trọng đến mức phải bán tất cả mọi thứ để mưu sinh. Sẽ không có ai nghĩ rằng thời trẻ của nhà thiết kế vĩ đại nhất thế kỷ 20 phải sống không nhà không cửa và trở thành người vô gia cư.

Có một điều thú vị là nhà thiết kế này rất tôn thờ tâm linh, ông thưởng bói bài tarot để đưa ra các quyết định trong kinh doanh hoặc thời trang. 

Năm 1940 ông đi nghĩa vụ quân sự và sau khi giải ngũ năm 1942 ông có được một công việc làm nhà thiết kế cho một nhãn hàng thời trang Pháp. Làm việc trong thời chiến ông phải thiết kế các bộ âu phục dành cho phụ nữ Phát xít đức và quý tộc Pháp. Từ đó ông có nhiều kinh nghiệm và nhận ra nhiều cách để đổi mới ngành công nghiệp này.

Sau 41 năm sống tại Pháp và với sự giúp đỡ của ông trùm cotton Marcel Boussac ông đã thành lập nên Christian Dior vào tháng 12 năm 1946 tại số 30 Đại lộ Montaigne ở Paris. Mặc dù sinh sau đẻ muộn so với  một số thương hiệu như Louis Vuitton (1821) hoăc Prada (1913) nhưng với tài năng của ông thương hiệu có được thành công đầu tiên với bộ sưu tập đầu tiên của mình, ngày 12 tháng 2 bộ sưu tập Xuân/Hè 1947 được ra mắt đã mở ra một trang mới cho ngành thời trang. Ông cũng khiến cho thủ đô của thời trang thế giới cũng phải tôn thờ ông. Tuy nhiên Christian Dior cũng vấp phải nhiều chỉ trích vì lãng phí khi những bộ váy ông thiết kế tốn rất nhiều vải. Thường những người chỉ trích từng phải sống dưới chế độ Phát xít và chịu nhiều thiếu thốn.

 

Như vậy thương hiệu của ông chưa tròn 1 tuổi nhưng đã vươn lên đỉnh cao. Ai ai cũng mong muốn được sở hữu riêng một thiết kế của ông. Vì vậy ông đã mở thêm một cửa hàng tại New York cùng lúc đó mở rộng thêm ngành nước hoa.

Cuối những năm 1940, công ty của Christian Dior độc chiếm 75% sản lượng thời trang xuất khẩu Paris nói riêng và 5% tổng sản lượng xuất khẩu Pháp nói chung.

Năm 1957 trước khi ông qua đời vì nhồi máu cơ tim ông đã tuyên bố Yves Saint Laurent sẽ kế nghiệp ông quản lý Dior. Yves Saint Laurent là chàng thanh niên được Dior thu nhận năm 1955.

Thời kỳ hậu Dior, sau khi Christian Dior qua đời

Sau khi Dior qua đời phong cách thời trang của Dior có chút thay đổi khi Saint Laurent có đôi chút phá cách hơn với người thấy của mình. Khi xuất bản bộ sưu tập 1960 với phong cách Bohemian ảnh hưởng từ văn hóa Hippie ông bị dư luận cổ hủ pháp chỉ trích nặng nề cùng lúc đó bộ phận quản lý Dior cũng cảm thấy phong cách của nguyên bản đang bị đe dọa. 

Năm 1957 trước khi ông qua đời vì nhồi máu cơ tim ông đã tuyên bố Yves Saint Laurent sẽ kế nghiệp ông quản lý Dior. Yves Saint Laurent là chàng thanh niên được Dior thu nhận năm 1955.

Những năm 1960 đến 1980 báo chí tung hô ông Bohan là “người giải cứu thương hiệu” cho Dior trong khoảng thời gian này năm 1967 trợ lý của Saint Laurent là Philippe Guibourgé cho ra BST ready-to-wear đầu tiên của Pháp mang tên “Miss Dior”.

Đầu những năm 1980 nhân vật quen thuộc trong làng thời trang Bernard Arnault đã mua lại tập đoàn của ông Boussac (nhà đầu tư đầu tiên của Dior) sau đó ông tiếp tục thu phục tiếp tập đoàn LVMH. Công ty Christian Dior chính thức sáp nhập vào LVMH vào năm 2017.

Năm 1989 nhà thiết kế kiêm giám đốc sáng tạo mới của Dior là Gianfranco Ferré giới thiệu những phong cách và đường nét nữ tính, lãng mạn. Sau khi doanh thu tăng từ 129,3 triệu USD tới 177 triệu USD trong 5 năm từ năm 1990 Dior đã mở thêm nhiều cửa hàng khác tại New York, Los Angeles và Tokyo.

Một số thành tựu quan trọng trong năm 1995 là chiếc túi Lady Dior dành cho công nương Diana và Vương Phi xứ Wales của Anh Quốc đã đem lại nhiều thành công về mặt thương hiệu, hình ảnh và kinh doanh cho Dior. Từ thành công đó trong vòng 2 năm Dior đã bán được 2 trăm nghìn mẫu túi.

 

Năm 2000 BST Homeless của Galliano đã gây tranh cãi cực mạnh khi lấy cảm hứng từ người vô gia cư ở Paris. Giấy báo, trang sức tự chế từ dụng cụ ăn uống được tận dụng để tạo thành thời trang. Vẫn trong năm đấy nhà thiết kế gây tranh cãi đã chuyển hướng sang phong cách “porn chic” giống như Gucci thời Tom Ford.

Năm 2011 Galliano đã bị sa thải sau khi phát ngôn chống do thái. Bill Gaytten được bổ nhiệm nhưng cũng nhanh chóng rời đi vì không nhận được sự ủng hộ.

Tương lai và đổi mới

Nhà thiết kế lỗi lạc người Bỉ Raf Simons được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo. ông đã vực dậy Dior sau những chỉ trích thời Galliano bởi những thiết kế phong cách tối giản, tinh xảo và không kém phần sang trọng. Bộ sưu tập của ông năm 2012 Fall/Winter được coi là thời trang mới của công ty.

Năm 2016 Maria Ganzia thay thế Raf Simons trở thành NTK nữ quyền đầu tiên của Dior. Bà nhấn mạnh vào phong cách nữ tính từ những năm 50 của thế kỷ trước. Sự pha trộn giữa sự elegance và edginess của bà nhận được rất nhiều phản hồi tích cực. Người giữ lửa của Dior vẫn chọn Maria Grazia trong womenswear cùng với Kim jones trong menswear cho tới ngày nay. 

 

 

 

Thương hiệu đến từ Pháp này đã tạo ra một tầm ảnh hưởng lớn trong văn hóa thời trang từ thế kỷ trước cho đến bây giờ. Dù có những lúc công ty khó khăn nhưng vẫn tạo được những thiết kế đột phá, mang tính cách mạng  và sáng tạo cho loài người.

Để cập nhật những thông tin mới nhất về thời trang, sneakers các bạn hãy tiếp tục theo dõi Authentic Shoes nhé!

Xem thêm:

Carhartt, Hip-Hop – Từ những bộ quần áo bảo hộ lao động trở thành một nét văn hóa thời trang

Lịch sử phát triển của Prada