Chắc hẳn các bạn không xa lạ gì câu chuyện chiếc váy tím của Ngọc Trinh được cho là đạo nhái thiết kế của thương hiệu REN cho BST mới mang tên Kendall x Kylie Collection. Sau đó nữ hoàng nội y cũng đã nhận được những lời mỉa mai, vạch tội của chính thương hiệu này trên Instagram. Tuy nhiên, cô nàng không những không xin lỗi nhãn hàng, mà còn lên tiếng chỉ trích rằng một thương hiệu lớn như vậy lại rảnh tới nỗi đi soi xét mình. Câu chuyện này một lần nữa làm dấy lên tranh cãi về khái niệm hàng thật hàng nhái trong thời trang.
Tuy nhiên, đừng vội phán xét vì thực tế việc phân định trắng đen trong thiết kế là vô cùng phức tạp bởi có vô vàn định nghĩa có thể khiến bạn nhầm lẫn. Trong số đó, Fake và Bootleg là những từ được dùng để đánh giá các thiết kế gây tranh cãi mà không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của chúng.
Fake – sức mạnh khủng khiếp của những kẻ đạo nhái
Fake – một từ ngữ được sử dụng quá phổ biến trong ngành thời trang. Ai cũng hiểu nó là đạo nhái, tức là nó giống 100% với thiết kế ban đầu được sản xuất theo công thức Ctrl + C, Ctrl +V. Tuy nhiên có những trường hợp, các sản phẩm Fake còn được sản xuất, phát hành trước khi bản gốc của chúng chưa được chính thức ra đời. Lý do là nhiều thương hiệu lớn họ sự dụng nguồn lực ngoài luồng để sáng tạo, thiết kế hoặc như các ông lớn trong làng sneaker như
Nike,
adidas thì họ thường có các thông cáo báo chí về các thiết kế mới trước thời gian phát hành để quảng bá. Những điều này dẫn đến rò rỉ thiết kế tạo cơ hội cho những Faker làm việc của họ.
Đương nhiên chất lượng của chúng không thể nào sánh bằng hàng Real được, chúng sẽ tiếp cận thì trường dưới cái bóng cao cả của hàng thật. Chất lượng thấp thì giá cả cũng vậy, thường hàng fake sẽ có giá thấp hơn hàng thật rất nhiều, có khi chỉ bằng 1 nửa nhưng đó không phải là tất cả, với những trường hợp người mục đích của người bán là trục lợi thì không cẩn thận bạn sẽ phải mua hàng fake với giá real.
Bootleg – vay mượn ý tưởng hay chiêu trò lách luật trong nền công nghiệp thời trang?
Các tín đồ thời trang nhận thức rõ rằng Bootleg không phải là một xu hướng mới. Thời trang bootleg xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1982 và trở thành xu hướng thời trang dạo phố nổi bật vào năm 2016.
Bootleg giống như một mặt hàng buôn lậu vậy, nó được xem là một dang ” biến cái của người khác thành của mình”, nó không phải là sao chép mà là vay mượn ý tưởng, Những sản phẩm Bootleg không được quảng cáo là chính hãng, chúng có tính sáng tạo hơn, tinh tế hơn và thêm vào đó là một chút ranh mãnh.
Các sản phẩm Bootleg, phân phối một phần hợp pháp, khác biệt đáng kể so với bản gốc, nhưng lại tạo cảm giác khiến chúng xuất hiện như sản phẩm ban đầu. Thậm chí, thương hiệu còn chưa có nhánh sản phẩm nào đó thì Bootleg đã có rồi.
Ví dụ, bạn sẽ thấy những sản phẩm được sản xuất với tên viết sai chính tả của Gucci; đôi khi ‘i’ được thay thế bằng ‘y’ hoặc bằng một ‘c’ duy nhất. Thủ thuật này không chỉ giúp người sáng tạo thoát khỏi một vụ kiện tụng mà còn cho phép người mua biết rằng đó không phải là sản phẩm gốc mà là một món hàng lậu.
COMME des FUCKDOWN có lẽ là một trong những mặt hàng thời trang bootleg phổ biến nhất trong ngành thời trang streetwear. Thiết kế của nó được lấy cảm hứng từ
Comms des Garcons, một thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng. Lý do đằng sau sự phổ biến ngày càng tăng của tác phẩm này là ASAP Mob, họ đã mặc nó trong buổi VICE Shoot được tổ chức vào năm 2012. ASAP Mob là một ban nhạc gồm những rapper có ảnh hưởng với lượng người hâm mộ khổng lồ.
Sản xuất hàng giả và hàng nhái là một thị trường rộng lớn, đang trở thành một ngành công nghiệp trị giá 1,2 nghìn tỷ đô. Các thương hiệu như
Supreme,
Louis Vuitton hay
Off white đều được làm giả ở một qui mô rất lớn. Một trường hợp thú vị liên quan đến hàng giả của Supreme xảy ra dưới hình thức tập đoàn công nghệ toàn cầu Samsung. Vào năm 2018, Samsung đã công bố sự và quảng cáo rộng khắp về sự hợp tác của họ với thương hiệu Streetwear Supreme trước sự ngạc nhiên tột độ của chính người được cho là đối tác. Thật đáng xấu hổ cho Samsung, sự thật là họ đã đàm phán với và hợp tác với ‘Supreme Italia’ – một cửa hàng giả mạo ở Ý.
Trái ngược hoàn toàn với việc một món hàng là hàng giả, một món đồ Bootleg không quảng cáo bản thân nó như hàng thật, mục đích của chúng không phải là sao chép những món đồ hiện có mà chỉ để các thương hiệu lấy cảm hứng sáng tạo, bắt chước bản gốc nhưng làm cho nó trở thành các thiết kế mới hơn, dẫn đến một sản phẩm độc đáo. Vậy đó, việc ekip Ngọ Trinh đã tạo ra một chiếc váy tím với thiết kế, tương tự, chất liệu tương tự như của REN cũng chỉ là một chiêu trò lách luật để có một thiết kế được gọi là lấy cảm hứng đó thôi.
Tiếp tục theo dõi
Authentic Shoes để cập nhật những thông tin mới nhất về thời trang và sneaker nha.
Bài viết liên quan