Adidas Original
Giày bóng rổ Adidas
Ultra Boost
Giày chạy Adidas
Trong những ngày gần đây, truyền thông Trung Quốc liên tục đưa tin về việc Dior vướng nghi vấn chiếm đoạt văn hoá Trung Quốc dấy lên sự phản đối của nhiều người. Cụ thể tại store Dior tại Pháp đã diễn ra cảnh hàng trăm người Trung Quốc đứng ngoài để thể hiện sự phẫn nộ đối với hành động của nhãn hãng. Trong bài viết này, hãy cùng Authentic Shoes cập nhật ngay nha!
Vấn đề đạo nhái hay mượn ý tưởng vốn đã không phải là mới trong thế giới thời trang, thậm chí điều này giờ đây còn bắt gặp ở các thương hiệu xa xỉ. Lấy ý tưởng, thậm chí được cho là ăn cướp sản phẩm của các nhà thiết kế trẻ, non nớt. Có những điều khó có thể chấp nhận được lại đang trở nên phổ biến trong thế giới mà sự sáng tạo được tôn sùng làm kim chỉ nam. Và không phải khi nào, nạn nhân bị đạo nhái cũng im lặng nhìn đứa con tinh thần của mình bị cướp đi.
Lần gần nhất là tại cửa hàng Dior tại Pháp sau lùm xùm cướp đoạt văn hoá thông một sản phẩm váy được cho là chiếm đoạt văn hoá khi ghi chú là sản phẩm đặc trưng của thương hiệu này. Trong khi đó, mẫu váy được cho là đã lấy cảm hứng từ chiếc váy cưỡi ngựa của người dân Trung Quốc. Điều này khiến cho những người đam mê thời trang cực kỳ phẫn nộ. Đáp lại hành động lại một cuộc biểu tình đã được tổ chức bởi 3 du học sinh người Trung tại Pháp. Với số lượng ban đầu là 20 người tuy nhiên sau đó vì số lượng quá đông, họ đã phải đăng ký lại với cảnh sát Paris về quy mô và số lượng 50 người. Đến nay, đoàn biểu tình đã lên đến 100 người, một con số tương đối lớn và đứng trước cửa hàng Dior tại Paris, Pháp.
Đáng chú ý, đây hoàn toàn không phải hành động tự phát mà rõ ràng được tổ chức một cách bài bản và những người biểu tượng hiểu rất rõ pháp luật của nước Pháp. Đặc biệt nội dung ở trên các băng rôn biểu tình cũng được viết bằng cả ba thứ tiếng là Anh, Pháp và Trung. Họ yêu cầu Dior hãy “tôn trọng văn hoá của họ”, “ngừng chiếm dụng văn hoá” là những câu nói tiêu biểu trong đợt biểu tình này. Bên cạnh đó, cả đoàn người cũng mặc cho mình chiếc váy cưỡi ngựa truyền thống của dân tộc để thể hiện lòng tự tôn dân tộc cực kỳ lớn.
Đại diện của đoàn biểu tình cũng phát biểu rằng quan điểm của họ đó là hoàn toàn ủng hộ việc tham khảo, sẵn sàng chia sẻ những điều tốt đẹp nhưng tuyệt đối không đồng ý hành vi chiếm dụng văn hoá; và họ tin rằng việc họ tiếp tục giữ im lặng giống như các vụ lùm xùm đạo nhái hay mượn ý tưởng của các thương hiệu thì sẽ không ai có thể hiểu rằng đó là một nét văn hoá truyền thống của Trung Quốc.
Được biết chiếc váy cưỡi ngựa này được coi là một phần trang phục không thể thiếu của người dân Trung Quốc xưa được mặc thịnh hành nhất vào thời nhà Minh (1368-1644) với tên tiếng anh là “horse face skirt”. Thật nực cười khi người Trung Quốc phải mua chiếc váy truyền thống của họ bởi một thương hiệu người Pháp với giá $4292. Thậm chí họ còn không biết xin lỗi? Với những bằng chứng xác thực khi cho mẫu váy của Dior xếp bên cạnh chiếc váy truyền thống của người Trung Quốc thì dường như ta đã có thể biết được đâu mới là người sai trong câu chuyện này.
Trước đó, vào đầu tháng 7, Dior đã bị người dân Trung Quốc tố cáo chiếm dụng văn hoá với mẫu váy này. Ngay lập tức, thương hiệu đã gỡ sản phẩm và thu hồi toàn bộ các sản phẩm này ở thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, ở các nước khác sản phẩm này vẫn được bày bán hoặc có thể mua online thông qua trang bán hàng của thương hiệu lựa chọn địa chỉ truy cập ở một nước khác không ở Trung Quốc. Đây được cho là hành động lấp liếm, đặc biệt là việc Dior giữ im lặng trước mọi biến động khiến cho người yêu thích thương hiệu tại đất nước tỷ dân không khỏi chạnh lòng.
Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo: BST Dior x Travis Scott ra mắt hoành tráng tại tuần lễ thời trang Paris
Bài viết liên quan