Top 5 vụ kiện rúng động ngành thời trang thế giới

Những vụ kiện tụng có thể được xem như một vũ khí để bảo vệ tính sang trọng đồng thời tôn vinh nét nghệ thuật và tay nghề thủ công trong quá trình tạo ra một sản phẩm có một không hai của bất cứ thương hiệu thời trang xa xỉ nào. Tuy nhiên, đây không phải là hình thức kiện tụng duy nhất xảy ra trong làng mốt thế giới. Trong bài viết này, hãy cùng Authentic Shoes điểm qua những vụ kiện tụng gây rúng động làng thời trang thế giới nhé!

nhung-vu-kien-tung-gay-chan-dong-lang-thoi-trang-the-gioi

Hermes – LVMH

Lâu nay, Hermès được biết đến là luôn có mối quan hệ rất căng thẳng với LVMH. Đỉnh điểm của sự bất hoà diễn ra vào năm 2010, khi LVMH sở hữu 14,2% cổ phần của Hermès và cho biết họ không có kế hoạch giành thêm bất kỳ quyền kiểm soát nào đối với công ty này. Tuy nhiên, LVMH sau đó lại tuyên bố rằng cổ phần của họ đã tăng lên 22,3% chỉ trong vài năm. Chỉ vài giờ trước khi nó tác động đến các nguồn tin tức lớn trên toàn thế giới, thông tin này đã đến tai Giám đốc điều hành lúc bấy giờ của Hermès là Patrick Thomas. Không nằm ngoài dự đoạn, động thái bất ngờ này đã dẫn đến hàng loạt vụ kiện tung lớn cho đến khi LVMH quyết định thoái vốn vào năm 2014.

Hermes - LVMH

Nhà thiết kế John Galliano – Dior

John Galliano đã bị sa thải khỏi vị trí giám đốc sáng tạo của Dior vào năm 2011 sau khi ông sử dụng những lời lẽ bài Do Thái. Danh tiếng của Galliano trong thế giới thời trang đã bị hoen ố sau khi sự hớ hênh này của ông bị máy quay ghi lại và công khai rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, vài tháng sau, ông đã khởi kiện công ty cũ với số tiền khoảng 18,8 triệu USD. Về phía mình, Galliano tuyên bố mình bị sa thải bất hợp pháp nhưng thẩm phán đã bác bỏ lời bào chữa của ông.

Yves Saint Laurent – Christian Louboutin

Christian Louboutin đã kiện Yves Saint Laurent vào năm 2012 sau khi thương hiệu xa xỉ này tung ra một mẫu giày cao gót có đế màu đỏ thẫm. Sau cuộc đấu tranh kéo dài 18 tháng, tòa án xác định rằng Louboutin có quyền bảo vệ thương hiệu “đế đỏ” đặc biệt của mình trong khi các thương hiệu khác vẫn có thể tiếp tục bán giày có đế đỏ miễn là đôi giày cũng có màu đỏ. Do đó, vì thiết kế của Saint Laurent có toàn màu đỏ nên họ đã có thể giữ lại đôi giày này trong bộ sưu tập của mình.

Yves Saint Laurent - Christian Louboutin

Gucci – Guess

Gucci và Guess đã tham gia vào một cuộc chiến pháp lý kéo dài gần một thập kỷ và kết thúc bằng một dàn xếp vào năm 2018. Được biết, vụ kiện xoay quanh tuyên bố của Gucci rằng Guess đã sử dụng logo và biểu tượng kim cương xâm phạm bản quyền thương hiệu của mình tại các quốc gia như Ý, Pháp, Úc và Trung Quốc. Ngay sau đó, Gucci đã đệ đơn kiện chống lại Guess vào năm 2009 với cáo buộc họ làm hàng giả, cạnh tranh không công bằng và vi phạm bản quyền.

Gucci - Guess

Thương hiệu thời trang xa xỉ nước Ý sau đó đã buộc phải bồi thường 4,7 triệu đô la vào năm 2012. Trong suốt vụ kiện gây xôn xao giới mộ điệu này, Milan và Paris đã không ngừng ủng hộ Guess trong khi Trung Quốc và Úc thì đứng về phía Gucci. Cuối cùng, cả hai nhà mốt đã đưa ra một tuyên bố chung rằng “thỏa thuận là một phần quan trọng đối với cả hai trong việc nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ những tài sản và sự sáng tạo trong thiết kế”.

Gucci - Guess

Dior – Valentino

Dior đã kiện Valentino vào tháng 7 năm 2022 vì dàn dựng một buổi trình diễn thời trang khiến cửa hàng thời trang của họ ở Rome phải đóng cửa. Cụ thể, Valentino bị Dior cáo buộc cản trở khách hàng tiềm năng tiếp cận cửa hàng Dior bằng cách chặn hàng rào và từ chối cho họ ra khỏi khu vực Bậc thang Tây Ban Nha (Spanish Steps). Kết quả là cửa hàng Dior hoàn toàn bị bỏ trống và không thể hoạt động. Thương hiệu thời trang Pháp sau đó đã yêu cầu bồi thường 100.000 euro trong vòng 15 ngày, với lời cảnh báo rằng nếu Valentino không đồng ý bồi thường thiệt hại thì họ sẽ thực hiện “các biện pháp cần thiết”.

Dior - Valentino

Adidas – Thom Browne

adidas cùng Thom Browne đã ra hầu tòa vào ngày 3 tháng 1 năm 2023, sau khi Adidas đệ đơn kiện Thom Browne với cáo buộc rằng thương hiệu này đang thu lợi bất chính từ những sản phẩm thể thao với hoạ tiết 3 sọc đặc trưng của adidas. Được biết, adidas hiện đang kiện đòi bồi thường 867.000 USD tiền phạt cũng như 7 triệu USD tiền lãi. Để bác bỏ tuyên bố của adidas, Thom Browne phản bác rằng adidas đã không thực hiện bất kỳ hành động pháp lý nào sau khi Browne công bố mẫu mã của mình vào năm 2008 và cả hai bên thậm chí còn không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Ở thời điểm hiện tại, cuộc chiến pháp lý vẫn đang tiếp diễn khi Browne và Rodrigo Bazan, Giám đốc Điều hành của Thom Browne chuẩn bị ra tòa để làm chứng.

Adidas - Thom Browne

Xem thêm: Tất cả những gì bạn cần biết về dòng giày Adidas Human Race