Nike SB Stefan Janoski là gì? Khám phá dòng giày suýt nữa thì không tồn tại

Với những người không biết thì Nike SB Janoski đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ năm 2012 bởi anh Lu, chủ của Street Culture (một cửa hàng quần áo cũ ở Hà Nội) với bộ sưu tập Nike SB Janoski khủng nhất lúc bấy giờ. Dòng giày này có một khởi đầu khá gian nan và không thực sự là thành công cho đến mãi sau này. Cùng Authentic Shoes tìm hiểu thêm về dòng giày này nha!

Khởi đầu gian nan

Được ra đời vào năm 2009 bởi skater Stefan Janoski và giám đốc sáng tạo của Nike SB là James Arizumi. Tuy nhiên, đôi giày gặp phải sự phản đối dữ dội từ phía Nike. Bởi lẽ, nó quá khác so với những dòng giày signature đình đám của Nike lúc đó: không nặng tính performance (hiệu suất) và công nghệ như dòng Kobes, Lebron. Nếu so với các dòng Nike SB tiền nhiệm, Nike SB Janoski mảnh hơn rất nhiều. 

Xem thêm: Muốn mua Nike Kyrie 5 thì cần lưu ý những điều này!

Vì vậy mà đã có rất nhiều tranh cãi, những mẫu thiết kế sửa đi sửa lại để rồi cuối cùng đôi giày có được hình dáng hoàn chỉnh như ngày nay. Và cùng năm đó Nike chứng kiến mức doanh thu của mình tăng thêm 3%.

Một chút về Stefan Janoski

Stefan Janoski là một skater chuyên nghiệp. Ngoài ra, anh còn là một họa sĩ và nhà văn. Đôi giày thuở riêng của anh Nike SB Janoski thành công ngoài sức mong đợi trước sự hoài nghi của ban lãnh đạo Nike khi dòng giày chính thức kỉ niệm 10 năm ra đời vào năm 2019. Có thể nói rằng, những người có trải nghiệm với nhiều nghề thường có tầm nhìn rất khác, thể hiện ở những sản phẩm họ làm ra. Một ví dụ đó chính là Tom Sacks, một nhà điêu khác, nghệ sĩ đương đại. 

Xem thêm: Travis Scott – Tuổi thơ đầy khó khăn của chàng rapper với hàng trăm bản collab đình đám cùng Nike

Cấu tạo của đôi giày

Đôi giày là một phiên bản trái ngược hoàn toàn với Nike SB Dunk cùng thời: vẻ ngoài minimal, nhã nhặn giống với một đôi giày lifestyle hơn là một đôi giày skate; dây vuông thay cho dây oval; toe box (mũi giày) siêu phẳng. Cùng với đó là đế vulcanized (loại đế sử dụng phần cao su nóng chảy để gắn liền phần đế và thân giày, khác với cupsole),… đúng với ý muốn của Janoski. 

Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo: Sự sụp đổ và hồi sinh của Nike SB Dunk