Nike Swoosh – Lịch sử “Dấu Móc” quyền lực và những câu chuyện mà bạn có thể chưa biết

Trong nền công nghiệp “footwear” hiện tại – không tính chuyên về thời trang – thì hai ông lớn AdidasNike đang gần như thâu tóm mọi thị trường. Nhưng theo cảm tính cá nhân – câu chuyện về logo thương hiệu thì “Swoosh” thân thiện với người nhìn hơn là Adidas và trở thành một trong những logo dễ nhận diện và bị “fake” nhiều nhất trên thế giới. Cùng Authentic Shoes tìm hiểu những góc nhìn hoàn toàn mới về dấu Swoosh huyền thoại của thương hiệu giày thể thao lớn nhất hiện tại nha!

“Swoosh” là 1 logo có thể dễ dàng áp dụng lên toàn bộ mọi thứ – giày có, áo có, quần có, mũ có, vớ có, headband có vân vân và vân vân – “Flexible – Easy to put in stuff” là thứ mà “Swoosh” đóng góp cho sự độc tôn của Nike và mang lại cho thương hiệu này ngàn tỉ Obama (bao gồm stock và shareholder). Bạn nghĩ rằng với giá trị như vậy – logo Nike có lẽ sẽ đáng giá hàng triệu dollars. À không, Swoosh chỉ đáng giá số tiền vỏn vẹn $35 (tương đương 800.000 đồng).

Xem thêm : Dấu Swoosh – logo biểu tượng chỉ có giá $35

Sự thật về con số $35? Đây là 1 câu chuyện thú vị – vì người thiết kế Swoosh trên mẫu giày cực chiến Air Force 1 là chỉ là 1 cô gái, 1 thực tập sinh đang làm việc thêm ngoài giờ kiếm thêm thu nhập và cũng chẳng phải là designer trong 1 tập đoàn lớn.

Vào năm 1971 – Carolyn Davidson – cô sinh viên trẻ của trường đại học bang Portland – đã gặp gỡ Phil Knight – người sáng lập ra Nike. Knight đã thuê cô sinh viên trẻ trong việc giúp đỡ trong các projects nhỏ trong thời gian đầu startup với giá charge là $2/ giờ.

Xem thêm: Bí Ẩn Về 21 Mẫu Giày Bóng Rổ Của Nike Từ Trước Tới Nay

 

Lúc đó – Knight, đang trong thời gian suy nghĩ để lập ra 1 thương hiệu athletic shoes (giày thể thao) cho riêng mình, và yêu cầu Davidson suy nghĩ ra 1 “symbol” – “dấu hiệu” gì đó dễ dàng nhận biết lên sản phẩm của mình. Thế là Nike Swoosh tiền thân ra đời, 1 biểu tượng giống dấu check để thể hiện “movement” và “speed” / chuyển động và tốc độ.

Nhưng lúc đầu – Knight vốn không thích dấu Swoosh này vì nó quá đơn giản, nhưng vì thời gian gấp rút nên ông cũng miễn cưỡng chấp nhận – điều mà không ngờ rằng – Swoosh đã trở thành 1 trong những logo “quyền lực” nhất mọi thời đại.

Xem thêm: Lịch sử Air Jordan 4 – Câu chuyện bí ẩn đằng sau thiết kế thành công nhất của Nike

$35 là tiền mà Knight đã trả cho Davidson như Theo thoả thuận, làm việc part-time với $2/hours. Khi hoàn thành thiết kế Nike Swoosh sau 17.5 hours – số tiền Davidson charged Knight là 17.5 x 2 = $35 với không 1 thoả thuận gì hơn nếu logo đó thành công sau này. Tuy nhiên, Nike không phải là 1 thương hiệu “ăn cháo đá bát” – ngoài được làm việc tại Nike Inc tới năm 1975 – Knight còn “tặng” Davidson số cổ phiếu của Nike tương đương với $1.000.000. (Quá xứng đáng với 17.5 giờ làm việc nhỉ).

Xem thêm: Lịch sử và những phối màu đẹp nhất của Nike Air Force 1

“Nike Swoosh” – Những câu chuyện thú vị bạn chưa biết

“Swoosh” được lấy cảm hứng từ đôi cánh của vị thần Hi Lạp của sự chiến thắng, Nike. (The Greek godness of Victory). Đôi cánh thể hiện cho tốc độ và sự tự do – cũng như di chuyển nhanh chóng, cũng như “ngầm ý” cho sự cổ vũ chiến thắng của đế chế Nike sau này.

“Nike Swoosh” giờ xuất hiện với rất nhiều màu sắc khác nhau – và nhiều người nghĩ rằng màu đen là màu truyền thống của “Nike Swoosh” nhưng thực ra màu đỏ mới là OG của Nike Swoosh.

Câu Slogan nổi tiếng của Nike – “Just do it” – được lấy cảm hứng từ lời nói cuối cùng của 1 gã sát nhân hàng loạt mang tên Gary Gilmore – kẻ giết người vùng Utah. Gã này đã “chơi tới giây cuối cùng” khi đứng trước án tử hình đã hào hùng thét lên “LET’S DO IT!”. Điều này đã gây ấn tượng mạnh cho Dan Wieden – người nghĩ ra slogan – nghĩ ra slogan “JUST DO IT!”

“Nike Swoosh” là 1 tượng đài cho bao người làm designers – marketing vì thực sự xuất phát từ 1 cội nguồn rất giản đơn – bây giờ đã là 1 biểu tượng của cả 1 nền công nghiệp. Đây cũng là 1 bài học quý giá cho các local brands tại Việt Nam khi nghĩ tới việc xây dựng 1 thương hiệu vì những chi tiết nhỏ như logo – slogan nhưng lại đóng rất vai trò quan trọng trong việc định hình và nhận diện thương hiệu.

Xem thêm : Top những đôi Air Force 1 có sức ảnh hưởng mọi thời đại – Phần 1