Nike và các thương hiệu lớn tiêu hủy hàng tồn như thế nào?

Mỗi một mùa những thương hiệu thời trang lớn lại liên tiếp ra những bộ sưu tập mới. Vậy liệu rằng với số lượng sản phẩm khổng lồ như thế thị trường có tiêu thụ hết? Nhất là các thương hiệu thời trang xa xỉ khi sản phẩm của họ được tạo ra chỉ để phục vụ một đối tượng khách hàng rất nhỏ. Những sản phàm tồn lại chắc chắn là có nhưng bạn có tò mò Nike và các thương hiệu lớn đã làm gì với chúng không? Cùng Authentic Shoes tìm hiểu ngay trong bài này nha!

2018, Burberry đã đưa ra báo co thường niên năm 2017, trong đó, một số liệu về lượng sản phẩm tồn kho bị tiêu hủy đã gây ra tranh cãi lớn trong thời gian đó. Số hàng giá trị lên tới 37 triệu đô đã được thương hiệu tiêu hủy trong một nốt nhác bằng phương pháp nguyên thủy nhất đó là ĐỐT.

Theo báo The Time thì con số này đã lớn gấp ba làn giá trị hàng hóa bị thiêu hủy vào năm 2014, và tổng giá trị hàng hóa bị thiêu hủy trog vài năm trở lại đây rơi vào hơn 116 triệu đô la. Việc thiêu hủy này không còn xa lạ với các thương hiệu lớn khác như LV, Chanel, Cariter hay Nike. Thậm chí cả với một thương hiệu bình dân như HM.

Với lí do quen thuộc “không đủ tiêu chí chất lượng”, “hàng tồn”, “hàng thải” các thương hiệu đang loại bỏ những sản phẩm này để giúp thương hiệu có được sự phát triển ổn định hơn rất nhiều.

Vào tháng 5 cùng năm, Richemont- công ty mẹ của các thương hiệu cao cấp như Cartier, Piaget và Montblanc, cũng đã gây chú ý vì đã mua lại những chiếc đồng hồ được thiết kế bởi chính hãng này trị giá 480 triệu Euro trong hai năm qua để tháo dỡ, lưu trữ hoặc tái phân phối.

Bên cạnh đó, vào năm 2017 Nike đã vướng vào 1 vụ lùm xùm khi 1 cửa hàng ở SoHo, NewYork đã cắt 1 số đôi giày và vứt đi, và biện hộ rằng “Do những đôi giày này hợp đạt tiêu chuẩn của chúng tôi để restock, tái chế hay kể cả ủng hộ, nên phải được xử lí”.

Các thương hiệu lựa chọn giải pháp tiêu cực như vậy bởi rất nhiều nguyên nhân. Trước hết đó chính là để bảo vệ giá trị thương hiệu. Không một khách hàng nào mong muốn sản phẩm của mình lại tồn tại ở một cửa hàng outlet nào đó với mức giá thấp thảm hại. Điều này sẽ đánh vào tâm lý người tiêu dùng nghi ngờ về giá trị thực của sản phẩm.

Đó cũng là lí do như Nike dù những sản phẩm trên thị trường resell có giá cực kỳ cao nhưng họ vẫn lựa chọn cách tiêu hủy để đảm bảo giá trị sản phẩm và thương hiệu một cách tốt nhất.

Thêm vào đó, chi phí tiêu hủy thậm chí được tiết lộ là tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc lựa chọn tái phân phối tại thị thường. Tuy có phần tiếc nuối nhưng vẫn tôn trọng quyết định của các thương hiệu.

Bên cạnh đó, đừng quên tham khảo: Hướng dẫn phân biệt Nike Dunk với SB Dunk dành cho người mới bắt đầu?