Adidas Original
Giày bóng rổ Adidas
Ultra Boost
Giày chạy Adidas
Vào khoảng hồi tháng 10 vừa qua, thương hiệu thời trang đường phố đình đám thế giới Off-White vừa đệ đơn kiện một chuỗi cửa hàng bán kem tại California với lí do rằng chuỗi cửa hàng này đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng bằng việc cho bày bán các sản phẩm mang- và đồng thời trang trí cho cửa hàng của họ- bằng những họa tiết được Off-White miêu tả là “giống một cách khó hiệu” với những họa tiết nổi tiếng đã trở thành thương hiệu của họ. Trong đơn khiếu nại gửi lên tòa án liên bang California vào thứ ba, Off-White tuyên bố nhãn hàng Afters Ice Cream (“Afters”) đang cung cấp hàng hóa và sử dụng “những đồ đạc bán lẻ, những họa tiết, ký tự và cách trang trí nội thất” nhằm mục đích “khiến người tiêu dùng nhầm lẫn khi tin rằng các sản phẩm của công ty trên là của Off-White và/hoặc hoạt động kinh doanh của công ty đó có liên kết với Off-White” trong khi không hề có bất kỳ mối quan hệ nào như vậy giữa hai công ty.
“Thương hiệu Off-White đã được công nhận trên toàn thế giới nhờ vào các thiết kế quần áo có chứa nhiều biểu tượng và họa tiết đặc biệt, bao gồm một họa tiết mang tính biểu tượng được thiết kế bao gồm các đường chéo song song xen kẽ lấy cảm hứng từ những họa tiết rất phổ biến có thể gặp trên đường như bãi đỗ xe, vạch qua đường.v..v.. đã được sử dụng trên hoặc có sự kết nối với các sản phẩm của Off-White ít nhất là từ năm 2013,” Off-White khẳng định trong đơn khiếu nại mới gửi của mình. Bằng việc “sử dụng, quảng cáo và quảng bá” các họa tiết thương hiệu của mình, bao gồm cả họa tiết sọc chéo nói trên, cũng như “sự truyền miệng giữa người với người được người tiêu dùng tạo ra”,Off-White khẳng định nhãn hiệu của mình và các họa tiết khác nhau của nó đã được “ đặt nổi bật trong tâm trí của công chúng”
Với tất cả những điều đó, Off-White tuyên bố rằng Afters- chuỗi cửa hàng kem thủ công cao cấp do Scott Nghiêm và Andy Nguyễn sáng lập, cả hai người đều có “sự ảnh hưởng bởi quần áo và thời trang đường phố”- đang cố gắng đánh bóng tên tuổi và sự hấp dẫn cho thương hiệu của mình bằng cách bày bán cả những loại hàng hóa như áo thun và áo nỉ, bên cạnh đó là sử dụng các họa tiết sọc chéo để trang trí cửa hàng của mình và trong một vài trường hợp, là sử dụng cả những khía cạnh rất nhỏ khác của họa tiết thương hiệu của Off-White. Bằng cách “sản xuất, quảng cáo, tiếp thị, quảng bá, phân phối, trừng bày, chào bán và/hoặc bán các sản phẩm” sử dụng “một hoặc nhiều những họa tiết của Off-White” và sử dụng cả những họa tiết “giống Off-White hoặc giống Off-White một cách khó hiểu” này để trang trí cho các cửa hàng hay cả những quầy bán hàng tạm thời của họ, Afters- đang cố gắng cho thấy họ “không chỉ dừng lại ở kem”mà là “cả một phong cách riêng biệt”, mà theo Off-Whote- là đang vi phạm bản quyền nhãn hiệu của thương hiệu này, công ty của Virgil Abloh lập luận.
Off-White đã chỉ ra “bản quyền thương hiệu” cho cái tên và các họa tiết của họ và năm đăng ký bản quyền nhãn hiệu liên bang cho họa tiết “mười lăm đường chéo song song xen kẽ với các kích thước khác nhau”-chủ yếu được đăng ký để sử dụng trên các sản phẩm may mặc và phụ kiện, nhưng một trong những lần đăng ký này có bao gồm cả việc sử dụng cho những mục đích có liên quan đến “dịch vụ bán lẻ bao gồm quần áo, giày dép, thời trang và phụ kiện quần áo” làm cơ sở cho tuyên bố của mình.
Mặc dù có đầy đủ “kiến thức về quyền sở hữu của Off-White đối với những họa tiết Off-White của mình, về danh tiếng và những tư tưởng tốt đẹp có liên quan mật thiết đến nó, cũng như sự nổi tiếng và sự thành công của các sản phẩm Off-White,” Off-White cho rằng hãng kem Afters đã cố tình sử dụng những họa tiết giống với họ với mục đích “không hề tốt đẹp”, và bên cạnh đó còn “cố tình xuyên tạc những thông điệp tốt đẹp và ý nghĩa của Off-White một cách không nghi ngờ gì, được chứng minh qua cái cách sử dụng một cách bất hợp pháp những họa tiết Off-White trong những hoạt động kinh doanh của hãng này và rất nhiều yếu tố khác nữa.” Do đó, do các bên liên quan không có khả năng tự giải quyết lấy vấn đề sau khi Off-White gửi cho bên công ty kem Afters một lá thư buộc ngừng hoạt động vào tháng sáu vừa rồi, luật sư của Off-White đã chính thức đưa ra các khiếu nại về vi phạm bản quyền thương hiệu, chỉ định sai xuất xứ và cạnh tranh không lành mạnh đối với hãng kem Afters.
Mặc dù vẫn chưa rõ những lập luận (nếu có) mà Afters sẽ đưa ra để bảo vệ mình, nhưng có khả năng công ty kem nói trên sẽ đưa một lý do“nhai lại” cho việc mình bị cáo buộc vi phạm bản quyền cho hàng hóa của họ: Parody. Một trong những biện pháp phổ biến nhằm bảo vệ mình cho hành vi vi phạm bản quyền nhãn hiệu, Parody được định nghĩa là “một hình thức giải trí được truyền tải bằng cách đặt xen kẽ một sự xuyên tạc (có thể thể hiện sự thiếu tôn trọng) của một hình ảnh nào đó với hình ảnh gốc do chủ sở hữu hình ảnh đó tạo ra. (Hiểu một cách đơn giản là những sản phẩm cải biên lại những vẫn giữ cái cốt lõi của sản phẩm gốc, ví dụ như nhạc chế, ảnh chế,v.v.), đây là khái niệm đã được thẩm phán tối cao của Tòa án Quận Hoa Kỳ đối với quyết định cho Vòng thứ tư trong vụ Louis Vuitton Malletier SA vs Haute Diggity Dog, để nhằm dẫn đến phán quyết cuối cùng năm 2001 của vụ PETA và Doughney ( hơi khó hiểu nhỉ?)
Để áp dụng biện pháp bảo vệ và tránh né trách nhiệm pháp lý vi phạm như vậy, bên đang cố gắng chống lại cáo buộc vi phạm phải chứng minh được những điều sau: Thứ nhất, họ chỉ sử dụng vừa đủ nhãn hiệu nguyên gốc nhằm khơi dậy cho người tiêu dùng hình ảnh về nhãn hiệu gốc đó. Thứ hai, nhãn hiệu được sử dụng phải khác với nhãn hiệu gốc, mà thay vào đó, sử dụng như một tác phẩm nhại, nghĩa là phải truyền đạt được những yếu tố hài hước, châm biếm, chế nhạo, hoặc bình phẩm trong khuôn khổ nhất định.
“Điều này nói chung có thể được thực hiên bằng cách dựa vào một số khác biệt giữa cách mà hai họa tiết đang được sử dụng” và yếu tố “châm biếm, chế giễu, đùa cợt hoặc giải trí” để phân biệt chúng”, theo luật sư Jeffrey Kobulnick của Brutzkus Gubner và Michael Bernet. “Nói cách khác, một tác phẩm nhại chỉ ra rõ ràng cho người quan sát thông thường “ rằng bên nhại lại không có bất cứ liên hệ nào với chủ sở hữu nhãn hiệu mục tiêu”, đồng thời “chế giễu nhãn hiệu đó hoặc các chính sách của chủ sỡ hữu nhãn hiệu đó””.
Trong trường hợp này, việc parody có thể là một lập luận vô cùng hợp lý vì Afters không sap chép y xì và sử dụng tên Off-White và họa tiết sọc thương hiệu cho áo thun và áo nỉ của riêng mình mà đã có ở đó một số yếu tố bổ sung.
Để làm minh chứng cho việc đó, thì thay vì sử dụng tên đầy đủ Off-White trên một trong các kiểu áo thun của hãng cùng hình vuông cùng các sọc chéo song song, hàng may mặc của Afters được ghi là Off-Diet, một cách chơi chữ khá buồn cười đối với lượng calo không hề ít ỏi của kem. Hãng cũng đã thực hiện những lần châm biếm nhẹ nhàng đó với một loạt các thương hiệu đình đám khác- như Anti Social Social Club với phiên bản chế “Anti Diet Diet Club” đến Sunday Service của Kanye West với những câu khẩu hiệu như “Ice Cream is King” và “Sundae Service”.
Một cách lập luận đầy tiềm năng như vậy sẽ mở ra một cánh cửa sáng sủa cho những cuộc chiến parody điển hình là cuộc chiến tại Tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ khu vực 9 giữa hai bên công ty sản xuất rượu Jack Daniel và công ty chuyên sản xuất đồ chơi cho chó VIP Products LLC trong vụ kiện vi phạm nhãn hiệu và xuyên tạc hình ảnh thương hiệu. Bên công ty rượu Jack Daniel đã đưa ra cáo buộc rằng bên VIP Products LLC đã chiếm đoạt trắng trợn nhãn chai cũng như thiết kế hình dang chai rượu của họ để làm ra một loại đồ chơi dùng để nhai cho chó có tên rất châm chọc là “Bad Spaniels”. Sau khi tòa án quận Arizona trực thuộc Tòa án quận Hoa Kỳ cung cấp chi tiết cụ thể sự việc và những yêu cầu bồi thường và đưa ra lệnh trừng phạt vĩnh viễn có lợi cho mình của Jack Daniel. Tòa án phúc thẩm Hoa Kỳ khu vực 9 đã kết luận rằng mặt hàng đồ chơi Bad Spaniels là một tác phẩm châm biếm độc đáo được bảo vệ bởi tu chính án thứ nhất. Trong một phán quyết từ tháng 3 năm 2020, Tòa án phúc thẩm khu vực 9 đã cho rằng VIP Products sử dụng nhãn hiệu của Jack Daniel để bán đồ chơi cho chó của mình, thì “thông điệp hài hước” được truyền tải bởi đồ chơi khiến việc sử dụng trở nên “hài hước, châm biếm” và điều này được bảo hộ theo chuẩn mực của Tu chính án thứ nhất.
Jack Daniel kể từ đó đã nhờ đến sự can thiệp của Tòa án Tối cao, chỉ ra rằng các tòa án cấp dưới sẽ xử lý một cách rất “tạp nham” đối với các vụ khiếu nại vi phạm bản quyền nhãn hiệu trong việc sử dụng các nhãn hiệu nổi tiếng trong các sản phẩm thương mại bình thường với cái mác “hài hước”. Trong đơn khởi kiện ngày 15 tháng 9, Jack Daniel yêu cầu tòa án cao nhất của quốc gia xứ cờ hoa xác định “liệu một sản phẩm thương mại sử dụng sự hài hước có phải chịu thêm những lưu ý về khả năng gây nhầm lẫn tương tự đối với các sản phẩm khác theo đạo luật Lanham hay không, hay liệu sản phẩm đó phải nhận được một bản chứng minh nhằm bảo hộ khỏi các khiếu nại vi phạm nhãn hiệu, để nhận được bản minh chứng đó thì bên chủ sở hữu nhãn hiệu gốc phải chứng minh cho việc sử dụng hình ảnh của bên lấy hình ảnh của mình là “không có sự liên quan trực tiếp” hoặc “rõ ràng là đánh lừa người tiêu dùng”.
Tương tự đối với Off-White, trường hợp cho thấy rằng bên bị cáo đã sử dụng hầu như không chỉ bao gồm hàng chục đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu của họ và rất nhiều cách cách điệu tên nhãn hiệu nữa (trong một số trường hợp là cả cách điệu của từ “Off”) và cả biểu tượng sọc chéo. Điều này đang thực sự giúp Afters chống lại cáo buộc là vi phạm bản quyền nhãn hiệu cho những ký hiệu “bị xuyên tạc” này. Trong vẫn đề hiện tại, bên tòa án sẽ tìm kiếm biện pháp trừng phạt nhằm giúp cho Afters sau này không bị dính hay bị thêm bất kỳ một cáo buộc nào liên quan đến vi phạm bản quyền như một phần thưởng của Afters, nhưng đương nhiên họ cũng sẽ phải mất một khoản không nhỏ cho tòa án để được tòa giúp chứng nhận sự trong sạch của họ đối với việc cố ý vi phạm nhãn hiệu của nhãn hiệu được đăng ký kiên bang Off-White.
Đại diện của Afters từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi yêu cầu bình luận nào vào thời điểm này.
Đến với Authentic Shoes để tìm kiếm cho mình những item đến từ nhà mốt nổi tiếng thế giới này.
Đọc thêm:
Bài viết liên quan