Đã gần 35 năm trôi qua kể từ khi đôi Nike Air Force 1 đầu tiên được ra mắt công chúng, một trong những tượng đài không thể bị lật đổ của cộng đồng đam mê giày thể thao. Cũng từ đó đến nay, nền văn hóa rap và nền văn hóa sát mặt đất này đã luôn là một cặp bài trùng không thể tách rời với nhiều giai đoạn phát triển.
Một trong những lí do biến Air Force 1 trở nên nổi tiếng là bởi đây là đôi giày yêu thích và được sử dụng thường xuyên bởi rất nhiều rapper và những nhà sản xuất nhạc hip-hop nổi tiếng, trong đó có Jay-Z hay đặc biệt hơn là Dr.Dre – người thích Air Force 1 tới nỗi mỗi ngày ông đều đi một đôi Air Force hoàn toàn mới.
Nhưng đã rất lâu rồi kể thời điểm mà Micheal Jordan chưa bao giờ ghi dưới 50 điểm trong một trận đấu cùng Nike Air Force, cũng như đã rất lâu kể từ khi Kanye West bắt tay cùng Nike và cho ra mắt dòng Air Yeezy đầu tiên. Giờ đây, cả hai nền văn hóa Hip-Hop và sneaker đều đã có rất nhiều thay đổi, nhưng, cả hai vẫn song hành cùng nhau, những con người tinh túy nhất của rap game cũng như Pop culture như Travis Scott, Drake, Kendrick Lamar đều đã có cho mình những bản hợp tác trên những thiết kế cổ điển nhất như Nike React Element 55, Air Jordan 1,…Và sau đây, Authentic Shoes xin gửi đến các bạn lịch sử của Hip-Hop: Một nền văn hóa gắn liền với giày thể thao.
Breaking Barriers (1986-1990)
Vào năm 1985, LL Cool J cho ra đời Album đầu tay của mình là Radio và ở phía sau của Album là hình ảnh rapper này mang trên chân một đôi Air Jordan 1, một sự kết hợp khá hoàn hảo khi một rapper trẻ tuổi được đánh giá rất cao mang trên chân mẫu giày mới nhất của của một vận động viên trẻ cực kì nổi bật.
Sau đó, vào khoảng giữa thập niên 80, Run DMC đã phá vỡ mọi rào cản và đạt được những thành công vang dội trên toàn cầu. Sau đó, hình ảnh của những thành viên Run-DMC Breakdancing khi mang trên chân những đôi Adidas “Rainsuits” đã trở nên Viral và được giám đốc sản xuất của Adidas lúc đó là Angelo Anastasio để mắt tới. Nhưng mọi chuyện chỉ thực sự bắt đầu khi Angelo tới tham dự buổi trình diễn của Run-DMC tại Maddison Square Garden, tại đây, ông chứng kiến hàng ngàn người hâm mộ đang cầm trên tay những đôi
Adidas của ông và cổ vũ hết sức cuồng nhiệt.
Và không mất nhiều thời gian để Angelo nhận ra tiềm năng to lớn của “sự quảng bá” không chính thống này. Sau đó, Angelo đã đề nghị bản hợp đồng trị giá 1 triệu đô với Run-DMC, một cái giá trên trời vào thời điểm đó. Sự kiện này cũng đánh dấu lần đầu tiên một thương hiệu thể thao kí hợp đồng cùng những ngôi sao không phải là vận động viên, đây cũng là tiền đề cho bài hát bất hủ của Run-DMC, “My Adidas” ra đời năm 1986.
Missed Opportunities(1990-1996)
Bước vào những năm đầu của thập niên 90, cả hai nền văn hóa là rap game và shoe game đều đã vượt qua mọi giới hạn trước đây của nó, nhưng đồng thời cộng đồng rap, Hip-hop cũng để lại một ấn tượng không mấy tốt đẹp trong con mắt của các nhà chức trách và sở cảnh sát trên toàn bộ đất nước. Còn ở Shoe game, đó là thời điểm mà Micheal Jordan giành được chiếc nhẫn NBA đầu tiên trong sự nghiệp của mình và theo lẽ dĩ nhiên, mọi đôi giày với số 23 trên đó đều cháy hàng gần như ngay lập tức.
Vào tháng 5 năm 1990, Rick Telander, phóng viên của tờ Sports Illustrated viết một bài báo mang tên “Senseless” chỉ rõ ra mối nguy hiểm tiềm tàng về sự phát triển của nền văn hóa giày thể thao khi phóng viên này đặc biệt nhấn mạnh về cái chết của cậu bé 15 tuổi Micheal Eugene Thomas vì một đôi
Air Jordan 5.
Mối nguy hiểm này bắt nguồn từ sự gắn kết chặt chẽ của những tay buôn ma túy trẻ tuổi và tội phạm khắp đất nước Mỹ với không chỉ những đôi giày thể thao mà còn với những sản phẩm khác như mũ, Jacket và tất nhiên,
Air Jordan. Thậm chí, một số chủ cửa hàng đã từ chối cung cấp dịch vụ cho những tay buôn lậu này vì không muốn liên quan tới số tiền bẩn mà họ kiếm được. Micheal Jordan đã trả lời trong một bài phỏng vấn:”Tôi sẽ cho ngừng lại mọi sản phẩm của mình còn hơn là được trả thù lao bằng những đồng tiền bẩn của những tay buôn ma túy”.
The Takeover(1996-2003)
Khi thập niên 90 dần dần ở lại phía sau thì có hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ tương lai của hai nền văn hóa hip-hop và giày thể thao. Rap game đã thống trị trên mọi nền tảng âm nhạc toàn cầu, và khi đó, các rapper nổi tiếng nhất bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực giày thể thao như Sean John cùng Puff Daddy và Jay-Z cùng RocaWear cũng như hàng loạt các rapper khác.
Vào thời điểm đó,
Reebok chính là thương hiệu mà những Jay-Z hay 50 Cent đặt trọn niềm tin cũng như MVP của giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA năm 2001 của 76ers là Allen Iverson với dòng Reebok Question. Rất nhiều những ngôi sao sau đó cũng đã bắt tay hợp tác với Reebok như Paul Wall và Daddy Yankee nhưng rất tiếc, cái bóng mà Jay-Z và 50 để lại là quá lớn.
The new Tastemakers(2004-Present)
Nếu bạn nghĩ rằng căn hóa Hip-hop và sneaker không thể nào tiến xa hơn được nữa, thì chắc chắn là bạn đã nhầm rồi. Sau thành công của Jay-Z và 50 Cent với Reebok, cộng đồng Hip-hop đã dần dần được chú ý nhiều hơn, chẳng hạn như sự trở lại của nhóm Wu-Tang Clan huyền thoại cùng
Fila, hay Questlove tự mình thiết kế một mẫu Air Force 1.
Và rồi sau đó, thế giới lần đầu tiên biết tới cái tên Kanye West cùng Album đầu tay là “The College Dropout”, năm 2009, Ye hợp tác cùng
Louis Vuitton cho ra đời hai bộ sưu tập là Louis Vuitton Don và Jaspers. Cũng vào năm 2009, Kanye thuyết phục được ông lớn Nike để cho ra mắt dòng Air Yeezy đầu tiên.
Nhưng cái bắt tay này đã không kéo dài lâu khi Kanye West chia tay Nike vào năm 2013 để sau đó được chào đón bởi Adidas và dòng
Yeezy Boost 750 đầu tiên ra đời. Vào năm 2017, một lần nữa Nike đem trở lại một thiết kế cổ điển của họ là Air Force 1 nhân dịp kỉ niệm 35 năm ngày ra mắt của dòng giày này. Virgil Abloh và
Off White hợp tác cùng Nike và cho ra mắt bộ sưu tập “The Ten” – bộ sưu tập mà một lần nữa, đã thay đổi hoàn toàn thế giới Hip-hop và Sneaker.
Hãy tiếp tục theo dõi Authentic Shoes để cập nhập thêm những thông tin mới nhất về xu hướng thời trang và giày thể thao.
Bài viết liên quan