Adidas Original
Giày bóng rổ Adidas
Ultra Boost
Giày chạy Adidas
Nike đang chiếm thế thượng phong trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý về mảng giày dệt kim của họ. Sau khi thành công đánh bại gã khổng lồ trong lĩnh vực đồ thể thao đến từ Đức trước hội đồng Kháng Nghị và Thử nghiệm Bằng sáng chế (“PTAB”) liên quan đến việc phải hủy bỏ một số chủ quyền của hai bằng sáng chế công nghệ Flyknit được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt bởi Nike, Nike đã chính thức dành chiến thắng cho mình tại Tòa án phúc thẩm liên bang Hoa Kỳ.
Một hội đồng gồm ba thẩm phán cho liên bang đã xác định rằng bên phía Adidas trên thực tế có quyền thực hiện kháng cáo quyết định xem xét giữa các quyết định (“IPR”) trước đó của PTAB, trong đó họ cho rằng phía Adidas “đã không hề chứng minh các chủ quyền bị thách thức trong các bằng sáng chế của Nike là không thể cấp bằng sáng chế cho hãng này.” Tòa án cũng cho rằng PTAB cuối cùng đã không sai khi đứng về phía Nike về khả năng cấp bằng sáng chế cho các phát minh của mình, cả hai điều này đều xoay quanh vấn đề chính là vào phương pháp sản xuất phần thân dệt kim của giày dép Flyknit của Nike.
Trong một quyết định vào ngày 25 tháng 6, thẩm phán Moore của Liên bang đã khẳng định quyết định trước đó của PTAB rằng “adida đã không chứng minh được rằng các chứng nhận chủ quyền (thuộc hai bằng sáng chế dành riêng cho Flyknit của Nike. 7.814.598 và 8.266.749) không được quyền cấp bằng sáng chế như nó đã xảy ra”, do đó, họ đã cho phép Nike chiến thắng ra về với hai bằng sáng chế của họ vẫn còn nguyên vẹn không một vết xước.
Trước khi đi sâu vào các tranh luận của Adidas về tính hợp lệ hay tốt hơn là tính không hợp lệ – của hai bằng sáng chế Flyknit của Nike, liên bang đã giải quyết cáo buộc của titan có trụ sở tại Beavertn, Oregon rằng Adidas thiếu tư cách để kháng cáo quyết định của PTAB lúc đầu. Theo Nike, trên thực tế, Adidas hoàn toàn yên tâm về những thiệt hại trong tương lai của họ bởi lẽ Nike vẫn chưa kiện hoặc ít nhất là đe dọa sẽ kiện Adidas vì vi phạm một trong hai bằng sáng chế vừa được đề cập.
Về điều này, tòa án cho rằng để nộp đơn kháng cáo, bên kháng cáo không cần phải đang đối mặt với mối đe dọa cụ thể về việc kiện tụng vi phạm từ chủ sở hữu bằng sáng chế. Mà thay vào đó, người kháng cáo chỉ cần chứng minh mình đã tham gia, đang tham gia hoặc sẽ chắc chắn tham gia một hoạt động nào đó chắc chắn sẽ dẫn đến một vụ kiện liên quan đến vi phạm bản quyền.”
Theo tòa án, Adidas đã có đầy đủ điều kiện để thực hiện kháng cáo vì một số lí do. Đầu tiên, vào năm 2012,”Nike đã cáo buộc Adidas, dựa trên việc Adidas tung ra thị trường sản phẩm “Primeknit” của mình, vi phạm bản quyền sáng chế “Flyknit” của Nike. Ngoài ra, Adidas còn có nguy cơ phải đối mặt với án nghi phạm tiềm ẩn, tòa án nhận thấy, dựa trên thực tế là mặc dù “Nike chưa cáo buộc Adidas vi phạm các bằng sáng chế đang được đề cập nhưng Nike đã khẳng định vi phạm bản quyền một trong các bằng sáng chế đối với sản phẩm của một bên thứ ba rất giống với các sản phẩm của bên tương tự như giày dép “của” Adidas, cụ thể ở đây là vụ kiện mà Nike đã đệ đơn nhằm chống lại Skechers.
Chưa dừng lại ở đó, có vẻ như Nike- công ty có danh mục của “hơn 300 bằng sáng chế hữu ích đã được cấp” cho công nghệ Flyknit của mình- đã từ chối cấp một giao ước cho việc KHÔNG khởi kiện Adidas”. Bên cạnh đó, phía tòa án cũng đã cho rằng “những bằng chứng cho thấy Adidas đã vi phạm bản quyền sáng chế của Nike là khá rõ ràng và đáng kể”, điều này khiến Adidas hội tụ đầy đủ điều kiện và kháng cáo lại các quyết định trước đó của PTAB. Với vấn đề còn tồn tại, tòa án đã chuyển sang yêu cầu bằng sáng chế của Nike về phương pháp “thao tác cơ học sợi bằng máy dệt kim tròn…để tạo thành một cấu trúc dệt hình trụ”. Như Adidas đã tranh luận trong các đơn kiện IPR ban đầu của mình, một số tuyên bố nhất định trong hai bằng sáng chế của Nike đã không đáp ứng được yêu câu “không rõ ràng” về khả năng cấp bằng sáng chế- trong đó có nói rằng một phát minh là vô cùng dễ đang và hiển nhiên nên vì đó phát mình này không thể được bảo vệ nếu một người bình thường trong một lĩnh vực liên quan có thể dễ dàng tạo ra phát minh này dựa trên những kiến thức cơ bản họ có sẵn trước đó thì bằng sáng chế hiện có sẽ dễ dàng trở nên bị vô hiệu, điều này đang bắt phía Nike phải đối diện với cáo buộc công nghệ dệt kim của Nike là vô cùng bình thường ai cũng có thể làm nên không thể coi là một sáng chế.
Tuy vậy, PTAB trước đây đã cho rằng Adidas đã “không hề đề cập việc hai bằng sáng chế của Nike là không thể cấp bằng sáng chế”, một phần vì bên Adidas đã không thể chứng minh được rằng “một người có kĩ năng bình thường trong các lĩnh vực liên quan có đủ động cơ (hay điều kiện họ có cho phép) để có thể thực hiện được các phát minh” trong bằng sáng chế của Nike mà phía Adidas đã chỉ ra, và Federal Circuit đã đồng ý, khẳng định rằng “cuộc điều tra về tính hiển nhiên không chỉ hỏi liệu một nghệ nhân lành nghề có thể thực hiện được phát minh đó hay không, mà thay vào đó tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu những nghệ nhân này có đủ động cơ để làm như vậy hay không”.
Về các bằng sáng chế của bên thứ ba mà Adidas đã chỉ ra, tòa án cho rằng yếu tố thứ hai này không được đáp ứng, vì bản thân các bằng sáng chế có “sự khác biệt cơ bản trong kỹ thuật đường may” và “mục đích dự kiến” đằng sau kỹ thuật khâu trong bằng sáng chế của bên thứ ba- tức là “để giảm nhu cầu khâu” so với “để sản xuất hàng may mặc đã được may sẵn, hàng may mặc về cơ bản đã hoàn thiện”- cũng rất khác nhau.”Bởi vì adidas đã không thể nào chối bỏ được những khác biệt này” tòa án cho rằng họ đã không đáp ứng được yếu tố “điều kiện để được thực hiện”.
Cho rằng PTAB đã không sai lầm trong phân tích tính rõ ràng của mình và do “bằng chứng đáng kể hỗ trợ các phát hiện thực tế cơ bản”, tòa án đã giữ nguyên quyết định của mình và từ chối vô hiệu hóa các tuyên bố trong bằng sáng chế của Nike.
Cuộc chiến quyền sở hữu trí tuệ giữa Nike và Adidas là cuộc chiến mới nhất trong hàng loạt các cuộc chiến pháp lý- bao gồm cả các vụ kiện ở Mỹ và Đức, cũng như các thủ tục tố tụng qyền sở hữu trí tuệ khác- giữa hai bên Adidas và Nike kể từ khi họ giới thiệu giày dệt kim của mỗi bên vào khoảng trước Thế vận hội London năm 2012.
Đọc thêm:
Bài viết liên quan