Adidas Original
Giày bóng rổ Adidas
Ultra Boost
Giày chạy Adidas
Tại NBA, chúng ta luôn được chiêm ngưỡng những đôi giày đình đám và được coi là đẹp nhất thế giới. Từ những đôi Air Jordan dù có đôi chút nặng nề nhưng vô cùng tinh tế trong thiết kế đến những đôi Lebron đầy vẻ hào nhoáng nhưng được trang bị công nghệ đỉnh cao. Và dĩ nhiên không chỉ có Nike mà cả những nhà sản xuất khác như Adidas hay Under Armour cũng luôn cố gắng cống hiến những thiết kế đẹp nhất của mình dành cho những cầu thủ “con cưng” của giải đấu. Tuy vậy, trong lịch sử của NBA cũng không hề thiếu những đôi giày xấu đến mức chẳng ai muốn mua. Trong bài viết này, hãy cùng Authentic Shoes điểm tên 5 đôi giày xấu nhất trong lịch sử NBA
Năm 2012, Under Armour trình làng một mẫu giày bóng rổ được lấy cảm hứng từ đôi giày của những cầu thủ bóng bầu dục. Thoạt nhìn thì đôi giày này giống như đôi giày đến từ bộ truyện tranh Iron Man của Marvel vậy. Đúng hơn là nó giống với đôi giày đến từ bộ giáp của người Sắt. Những nhà thiết kế thì cho rằng phần cổ giày sẽ cứng và giúp cho người chơi không còn nỗi lo bị lật cổ chân.
Tuy vậy, trên thực tế người dùng lại phản ánh rằng chứng cứng hơn mức có thể tưởng tượng, và độ cứng giống với một đôi giày trượt tuyết hơn.
Xem thêm: Chào đón tháng 8 cùng những phối màu mới của Nike SB Dunk
Cố huyền thoại NBA Kobe Bryant là một trong những cầu thủ có mẫu giày riêng tại giải đấu và mẫu giày nào gắn liền với tên tuổi của anh đều bán chạy như tôm tươi từ khi ra mắt. Tuy nhiên, đó là khi Kobe hợp tác cùng Nike còn với Adidas lại là một chuyện khác.
Adidas The Kobe Two khá giống với một chiếc xe đua thời thượng nhưng nằm trong thì tương lai. To sụ, cồng kềnh và trơn trượt là những gì người ta nhớ tới đôi giày này. Đôi giày xấu tới mức khiến danh tiếng thiết kế giày bóng rổ của Adidas bị ảnh hưởng ít nhiều. Cho đến hiện tại, người hâm mộ vẫn cho rằng việc Kobe hợp tác với Nike sau đó hoàn toàn là do quá thất vọng với Adidas.
Xét về một mặt nào đó thì đôi giày này không xấu và trong năm 2020 này thì các thiết kế của Reebok được khá nhiều bạn trẻ và đặc biệt là các fashionista ưa chuộng. Tuy nhiên, Reebok Preacher Ice lại là một sản phẩm được ra đời vào những năm giữa thập niên 90 của thế kỷ trước và nó không được ưa chuộng cho lắm cho tới tận bây giờ.
Ban đầu mẫu giày này được sản xuất cho Shaq khi mà anh còn khoác áo của Orlando Magic nhưng thực sự thì chính bản thân Shaq cũng không ưng ý thiết kế này cho lắm.
Xem thêm: Nike Lebron giới thiệu thế hệ tiếp theo Lebron 18
Tiếp theo là một sản phẩm tới từ Warner Bros – hãng sản xuất phim hoạt hình hàng đầu của thế giới. Tuy nhiên, xem ra hãng chỉ nên tập trung vào sản xuất phim thôi còn mảng sản xuất giày thì có lẽ để sau.
Được tạo ra nhằm ăn theo cơn sốt phim Space Jam, Warner Bros đã kí với Bryant Big Country Reeves, một cầu thủ của Vancouver Grizzly. Đôi giày được ví như một cái thùng xốp được những người chở hàng ở thời đó hay buộc đằng sau những chiếc xe máy. Cũng bởi ngoại hình kém xinh nên mẫu giày cũng không tồn tại được lâu và nó bị khai tử ngay sau khi Warner Bros nhận ra sai lầm của mình.
Có thể nói đây là một trong những đôi có ngoại hình khá khẩm nhất trong danh sách này. Vì, ít nhất trong nó còn giống một đôi giày bóng rổ. Tuy nhiên, đôi giày cũng không được đánh giá cao bởi nó không còn mang nhiều dấu ấn cá nhân của Garnett giống như sản phẩm trước đó mà Nike hay AND1 làm cho anh.
Chữ ký của Garnett cũng không được thêu nổi trên giày giống như yêu cầu của anh và chính bởi rạn nứt này đã dần đẩy anh chàng cầu thủ ra khỏi mái nhà của Adidas. Sự thất trách của các nhà thiết kế khiến anh cảm thấy không thực sự được tôn trọng và có vẻ họ đang không muốn làm việc cùng anh.
Bên cạnh thành công thì luôn đi kèm những thất bại và đôi khi nó còn làm rạn nứt mối quan hệ tốt đẹp giữa cầu thủ và các nhãn hàng. Mỗi thiết kế lại ẩn chứa giá trị riêng của nó nhất là khi được tạo ra dành riêng cho một ngôi sao.
Đừng quên tham khảo: Air Max 1 “Curry Pack” – giày với nguồn cảm hứng vô tận từ đồ ăn!
Bài viết liên quan